Sunday, May 27, 2007

Thử Tìm Hiểu Mục Ðích Chuyến Ði Hoa Kỳ Của Chủ Tịch Nhà Nước CSVN: Nguyễn Minh Triết

Thử Tìm Hiểu Mục Ðích Chuyến Ði Hoa Kỳ Của Chủ Tịch Nhà Nước CSVN: Nguyễn Minh Triết
Phùng Ngọc Sa

Ông Christopher Hill, Phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách Ðông Á-Thái Bình Dương, và Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết hôm 23-5-2007. AFP PHOTO

Theo tin chính thức từ giới truyền thông, Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam sẽ có mặt tại Hoa Kỳ trong tuần lễ từ ngày 16-6-07 ðến 22-6-2007. Cũng do tin tức nói trên, Nguyễn Minh Triết sẽ viếng thăm thủ ðô Washington D.C và sẽ có cuộc hội ðàm với Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush vào các ngày 21 hoặc 22 tháng 6 năm 2007 ðể bàn luận những vấn ðề mà Việt Nam-Hoa Kỳ hiện ðang quan tâm.

Ðây là lần ðầu tiên có một cuộc thăm viếng chính thức Hoa Kỳ của một nhân vật ðứng ðầu Nhà nước kể từ khi chiến tranh Ðông Dương lần thứ hai chấm dứt. Trên thực tế, Nguyễn Minh Triết xét về mặt ðảng quyền, thì chỉ là một nhân vật ðược xếp vào hàng thứ 4 trong Bộ Chính Trị sau Nông Ðức Mạnh, Tổng Bí thư; Lê Hồng Anh, Ðại tướng Bộ trưởng Bộ Công An; Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng, Chủ tịch Hội Ðồng Bộ Trưởng rồi mới tới Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước.
Trước khi tìm hiểu về các chi tiết khác tỉ như mục ðích chuyến ði và những vấn ðề thiết yếu giữaViệt Nam-Hoa Kỳ ðang cần bàn thảo. Chúng tôi kính mời quư ðộc giả tìm hiểu qua nhân vật Nguyễn Minh Triết, người ðứng hàng thư 4 trong Bộ Chính Trị CSVN khóa X, ðược ðề cử giữ chức vụ cầm quyền cao nhất nước do Ðảng CSVN lãnh ðạo, ðược hợp thức hóa theo Hiến Pháp năm 1992. Và ðến cuối tháng 6-2006 lại ðược Quốc Hội "bầu" làm Chủ tịch Nhà nước cho có vẻ dân chủ.

Tìm hiểu ðược lý lịch, quá trình hoạt ðộng và công tác của Nguyễn Minh Triết thì chúng ta có thể biết ðược căn bản về khả năng lãnh ðạo, quản lý cũng như ðiều hành công việc của một nhân vật ðứng ðầu Nhà nước Việt Nam sắp ðến Hoa Kỳ.

* I-) Quá trình hoạt ðộng của Nguyễn Minh Triết.

Nguyễn Minh Triết sinh vào ngày 8-10-1942, tại xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Ông Triết học cấp Tiểu học ở huyện nhà; theo Trung học tại Sài Gòn và sau khi xong Trung học vào niên khóa 1960-1963 theo học toán tại Ðại học Khoa Học Sài Gòn.

Thời gian sinh viên, Triết ðã tham gia Phong Trào Sinh Viên Tranh Ðấu do Thành ðoàn "Thanh Niên Nhân Dân Cách Mạng" thuộc Thành ủy Sài Gòn, một cơ quan ngoại vi do Ðảng CSVN lãnh ðạo. Bị Ðặc Cảnh của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phát lộ tông tích, Nguyễn Minh Triết liền ðược rút vào Cục R và hành sử các chức vụ sau:

- 1964-1973: Cán bộ Nghiên cứu "Phong trào Sinh viên Học sinh của Thành ðoàn Thanh niên ðô thị thuộc Ðoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Miền Nam(ÐTNNDCM).
- 30-3-1965: Ðược kết nạp vào Ðảng CSVN và làm Bí thư Ðoàn Thanh niên, tiếp ðến là giữ chức Thường vụ Ðoàn TNNDCM của các cơ quan thuộc Trung Ương Cục Miền Nam.
- 1974 ðến 8-1979: Hết làm Phó Văn Phòng Trung Ương Ðoàn TNNDCM Miền Nam, lại tiếp làm Phó Ban Thanh Niên Xung Phong thuộc Trung Ương Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.

Sau 12 năm lãnh ðạo Thanh Niên, ðến tháng 6 năm 1991, Nguyễn Minh Triết ðược bầu vào hàng ủy viên Ðảng CSVN khóa VII&VIII, kiêm Bí thư Tỉnh ủy Sông Bé.
- Ngày 1-12-1997, là Ủy viên trung ương ÐCSVN, Nguyễn Minh Triết ðược Bộ Chính Trị khóa 8 chuyển về làm Phó Bí Thư Thành ủy thành phố HCM. Và ðến tháng 12-1997, từ cương vị lãnh ðạo, Phó Bí Thư trở thành Bí thư Thành ủy Thành phố HCM. Tháng 4- 2000, ở cái tuổi 58 Nguyễn Minh Triết là Bí thư trẻ nhất so với các người tiền nhiệm khác.

Công tác nổi bật nhất trong thời gian làm Bí Thư Thành ủy thành phố HCM, Nguyễn Minh Triết ðã triệt hạ toàn bộ bọn tội phạm Năm Cam, phá vỡ ðường dây tham nhũng của một số cán bộ Trung và cao cấp của các ngành Công an, Tư pháp, Thông tin, từ thành phố ðến Trung ương từng làm chỗ dựa cho tập ðoàn xã hội ðen Trương Văn Cam.

Tham vọng của Nguyễn Minh Triết còn cao; y nghĩ mình ðang có công ðóng góp và quản lý gần 1/2 ngân sách quốc gia, Triết mơ ước một ngày nào sẽ trở thành Tổng Bí thư ðảng CSVN, nhưng vì nạn bè cánh và kỳ thị trong nội bộ ðảng còn quá nặng nên Triết ðành phải ẩn dật chờ thời. Tâm sự nầy ðược thể hiện qua lời nói của Triết với người cùng quê Bình Dương khi nhân vật nầy ðến thăm lúc y ðang nằm ðiều trị tại bệnh viện Val De Grace, một bệnh viện nổi tiếng tại Paris, Pháp. Triết nói với người nhà:" Lúc còn khỏe tôi muốn phục vụ ðảng trong chức vụ Tổng Bí thư thì họ không chịu, tiếc thay khi gần chết, họ mới nhắc ðến." Tuy nói vậy nhưng biết ðâu rồi ðây ðảng CSVN sẽ bắt chước mô hình Trung quốc, Tổng Bí thư kiêm luôn chức vụ Chủ tịch Nhà nước, nếu trường hợp ðó sẽ xảy ra cuối năm 2008, khi Nông Ðức Mạnh rút lui, Nguyễn Minh Triết ắt sẽ toại nguyện. Xin nhớ, Triết ðã từng ðược Ðảng ðề cử tranh chức vụ Tổng Bí Thư với Nông Ðức Mạnh.

Có thể nói, ðối với các vụ chống tham nhũng, triệt hạ xã hội ðen thì Nguyễn Minh Triết tuy vẫn chưa tận"nhổ hết lông, vặt hết cánh" bọn ác ôn; chỉ mới nâng cao ðập phủi bụi cho có lệ, nhưng dù sao cũng ðược tiếng là người chống bọn gian. Song, ðối với các quyền Tự Do, Dân Chủ và quyền làm ăn sinh sống của mọi giới trong phạm vi của thành phố HCM, cũng như thời gian còn là Tỉnh ủy, tỉnh Sông Bé trước ðây, thì dân chúng trong vùng dưới quyền cai trị sắt máu của ông Triết vẫn còn bị khống chế nặng nề và ðàn áp gắt gao; ðiển hình là các báo chí bị cấm hẳn, không ðược tự do Ngôn luận, và về mặt Tôn giáo vẫn còn bị hạn chế tối ða. Ngoài ra, các vụ kêu oan của người dân trong các vấn ðề "cướp ðất ðoạt tài sản" của ðồng bào, ðều bị ông Bí thư Thành ủy cùng tay em cho chìm vào quên lãng; Triết ðã gieo rắc biết bao kinh hoàng và nỗi thống khổ cho dân lành thành phố Sài Gòn. Nói chung, Nguyễn Minh Triết chỉ là một tên hung ác và sắt máu.

* II -) Mục tiêu chính cuộc viếng thăm Hoa Kỳ

Ngoài chức vụ Chủ tịch Nhà nước, Nguyễn Minh Triết còn giữ các chức vụ Chủ tịch Hội ðồng Quốc phòng và Chủ tịch Hội ðồng An ninh Quốc gia. Trong các phương vị ðó, Nguyễn Minh Triết sẽ thay mặt toàn thể chế ðộ và các cơ chế liên quan ðến vị trí lãnh ðạo của y ðể nói chuyện với Hoa Kỳ, một quốc gia ðang cần sự có mặt của mình trong khu vực Ðông-Nam-Á Thái Bình Dương về cả hai mặt: quyền lợi kinh tế lẫn chiến lược quân sự.

Về câu hỏi, Chủ tịch Nhà nước Nguyễn Minh Triết ðến Hoa Kỳ nhằm mục ðích gì?

Ðể trả lời câu hỏi trên, trước hết phải khẳng ðịnh rằng, ðây là việc tuyệt mật và là một vấn ðề quốc gia ðại sự; có những việc có thể ðoán ðược, nhưng phần lớn các mục tiêu bàn thảo thì chỉ có nội bộ hai nước biết và trù liệu mà thôi. Tuy nhiên, nhờ các chuyên gia phân tách về thời sự quốc tế, họ ðã dựa vào vị trí chiến lược của Việt Nam, tình hình thế giới hiện tại và tin tình báo ngoại giao ðể phỏng ðoán ðược một phần nào các vấn ðề liên quan giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong tình trạng hiện nay.

Ai cũng rõ, Việt Nam là một quốc gia trái ðộn, một lãnh thổ nằm chắn giữa sườn Nam Trung quốc (TQ) và các nước khác thuộc Ðông Nam Á. Trung quốc muốn xuống phương Nam phải ði qua Việt Nam; ngược lại Hoa Kỳ hay một quốc gia nào ðó muốn hướng vào một mục tiêu ở miền Nam Trung quốc cũng phải sử dụng hành lang Việt Nam ðể xâm nhập. Kinh nghiệm lịch sử ðã chứng minh:

- Trong Thế Chiến thứ II, quân ðội Nhật muốn tấn công Vân Nam và uy hiếp các tỉnh phía Nam Trung quốc, họ ðã buộc thực dân Pháp ðể người Nhật ðược tự do sử dụng lãnh thổ Bắc Việt làm bàn ðạp tiến ðánh Trung quốc.

- Ngược lại, Trung quốc muốn thông thương với Miến Ðiện và bán ðảo Ðông Dương ðể bành trướng xuống phương Nam, nơi có trên mấy mươi triệu Hoa kiều sinh sống ðể khai thác tiềm năng kinh tế cũng như lợi ích quân sự thì TQ phải vượt qua "nút chận" Việt Nam, vì thế bằng mọi giá họ phải cố giữ cho ðược Việt Nam trong vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Trong thế chiến lược toàn cầu hiện nay của Hoa Kỳ, thì về mặt kinh tế cũng như chiến lược quân sự, người Mỹ biết rõ bán ðảo Ðông Dương vẫn là một ðiểm nóng mà cả hai phía Trung quốc lẫn Hoa Kỳ ðều cố gắng dành giữ. Một bên cố khống chế giữ Việt Nam mãi nằm trong quỹ ðạo của Bắc Kinh ðể trục lợi; phía người Mỹ thì từng bước, qua diễn biến hòa bình, xâm nhập ðể củng cố ðầu cầu chiến lược. Hơn ai hết, Hà Nội ðã rõ biết và ðang lợi dụng ðặc ðiểm ðó ðể mặc cả, vì vậy trong canh bạc hiện nay thì phía Việt Nam ðang có lợi thế và kẻ treo giá chính là Nguyễn Minh Triết của CSVN.

Vì những lý do nêu trên, chuyến viếng thăm Washington theo nguồn tin của các chuyên gia phân tách quốc tế thì, Chủ tịch Nhà nước Nguyễn Minh Triết trước hết là gặp gở các cấp lãnh ðạo Hoa Kỳ, nói theo ngoại giao là "ðể ðáp lễ chuyến ði thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton vào cuối năm 2000, và việc tham dự khối APECvừa qua của Tổng thống Bush tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2006". Nhưng trên thực tế, người ðứng ðầu Nhà nước Việt Nam sẽ cùng chính quyền Hoa Kỳ trước mắt là bàn thảo các việc:

* - Hoàn thiện những ðiều ðã hứa và kư kết giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà và Donald Rumfeld của Hoa Kỳ về việc huấn luyện và trang bị, tỉ như ưu tiên: huấn luyện Anh ngữ, quân sự và tái trang bị hệ thống viễn thông và liên lạc của quân ðội Nhân Dân Việt Nam ngay ở trong nước cũng như tại Hoa Kỳ.

* - Vấn ðề hàng ðầu là cụ thể hóa việc Hoa Kỳ hứa giúp CSVN xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân ðể giúp Việt Nam tăng cường hệ thống ðiện lực; vì từ ðây ðến năm 2020 ðược biết Việt Nam sẽ thiếu ðiện trầm trọng; ước tính từ 36 tỉ ðến 65 tỉ KWH.

Ngoài các vấn ðề trên, một số nhà hoạt ðộng dân chủ nhân cơ hội nầy có nghĩ ðến việc nhờ Hoa Kỳ ép Việt Nam phải dân-chủ-hóa chế ðộ, buộc họ ðể cho dân Việt Nam ðược hưởng những quyền làm người mà chế ðộ cộng sản ðã kư kết khi gia nhập Liên Hiệp Quốc cũng như các tổ chức quốc tế khác. Tuy nhiên, ðây là cách nói, và ðó chỉ là việc "ðầu môi chót lưỡi". Họ quên là Hoa Kỳ trở lại Việt Nam vì lợi ích kinh tế và chiến lược toàn cầu, chứ ðâu phải vì hạnh phúc của người dân Việt Nam. Vì thế, nếu một ai ðó muốn nhờ người Mỹ giúp Việt Nam có Tự Do, Dân Chủ thì chỉ là ảo vọng, và ðó là một việc không tưởng.


* III- Hoa Kỳ giúp tăng cường hệ thống ðiện lực cho Việt Nam


Như ðã trình bày ở trên, vấn ðề thiếu ðiện tại Việt Nam hiện nay là một vấn nạn. Mặc dù nhà cầm quyền cộng sản ðã nỗ lực tối ða; ngoài các ðập thủy ðiện lớn như Sơn La, Hòa Bình, Ða Nhim và mới xây thêm nhiều nhà máy nhiệt ðiện tại ðịa phương trong thời gian vừa qua, nhưng so với tốc ðộ tăng trưởng cao, vì thế từ ðây ðến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu hàng chục tỉ KWH cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trong mỗi năm. Cụ thể và trước mắt, chỉ 9 năm nữa, vào năm 2015, Việt Nam sẽ thiếu 8 tỉ KWH, và ðến năm 2020 sẽ thiếu trầm trọng hơn, từ 35 tỉ ðến 65 tỉ KWH.

Ðể giải quyết nạn thiếu ðiện, Viện Năng Lượng Nguyên Tử Việt Nam theo phát biểu của ông Lê Văn Hồng Viện Phó, thì CHXHCN Việt Nam phải xây dựng nhà máy Ðiện Nguyên Tử, hay Ðiện Hạt Nhân (ÐHN) ðể ðáp ứng như cầu ðiện năng quốc gia.

Dựa theo kế hoạch trên, Việt Nam ðã dự trù xây thêm 2 lò Ðiện Hạt Nhân tại tỉnh Ninh Thuận gồm có 2 tổ máy (2x1000MW). Trước dự ðịnh ðó, Giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn Khắc Nhẫn, Giáo sư trường Ðại học Bách Khoa Grenoble, nguyên cố vấn chiến lược và kinh tế của Công Ty Ðiện Lực EDF, Pháp ðã khuyên Việt Nam nên thận trọng về ÐHN, theo ông: "Ở Việt Nam, Ðiện Hạt Nhân không kinh tế mà còn nguy hiểm cho ðất nước: một mặt về an ninh, cung cấp năng lượng khó thực hiện ðược; mặt khác Việt Nam phải bị lệ thuộc lâu dài với ngoại quốc về thiết bị, nhiên liệu nhất là Uranium làm giàu ra 3.5% 235 U; ngoài ra còn lo bảo ðảm an toàn, phải nghĩ ðến việc xử lý nhiên liệu chất thải và phóng xạ, ðó là chưa kể phần chuyên viên kỹ thuật về ðiện hạt nhân tại Việt Nam còn rất hiếm. " Nhà cầm quyền CSVN ðã thẳng thừng bác bỏ ư kiến xây dựng của Giáo sư Nhẫn, họ cương quyết tiến hành xây lò ÐHN vì họ nghĩ Việt Nam sẽ có ðủ nguồn Uranium ðể cung cấp cho các lò. Trước ðòi hỏi cấp bách của CSVN, chính quyền Hoa Kỳ công khai hứa xây dựng giúp Việt Nam 2 lò ÐHN, ðổi lại người Mỹ theo nguồn tin sẽ khai thác các mỏ Uranium có tại Việt Nam.


Câu hỏi ðặt ra, mỏ quặng ðể lấy Uranium biết rằng Việt Nam có; nhưng nó nằm ở ðâu? Ít hay nhiều? Và phản ứng của nước láng giềng Trung quốc sẽ ra sao?


* - Trường hợp ở Việt Nam có mỏ Uranium thì thử hỏi nó nằm ở ðâu?


Trước thắc mắc nầy, một vài nguồn tin ðáng tin cậy cho biết, có thể 2 nơi: một phần nằm ở phía Bắc, và cũng có thể ở miền Trung. Trữ lượng không nói rõ.

a)- Nếu ở miền Bắc: qua một tài liệu mà người viết ðược ðọc trong một tạp chí tiếng Việt, ðược trích dịch từ tờ báo Observatore Romano, tiếng nói chính thức của Tòa Thánh Vatican kể lại như sau: vào khoản năm 1944, trong lúc thế chiến thứ II ðang bộc phát dữ dội thì có một tàu biển của Nhật chở trên mấy ngàn tù binh ðồng minh từ Ðông Dương về Tokyo. Trên ðường hải hành, tàu của Nhật ðã treo cờ Hồng Thập Tự vì chở tù binh bị thương; nhưng vừa ra khơi ðã bị máy bay ðồng minh ðánh ðắm. Sau chiến tranh kết thúc, sự kiện nầy mới ðược tiết lộ; ðồng minh sở dĩ phải hy sinh mấy ngàn tù binh, ðổi lại họ ðã ðánh ðắm, dìm xuống biển toàn bộ số lượng Uranium từng ðược các nhà khoa học Nhật khai thác tại vùng Cao-Bắc-Lạng miền Bắc, rồi ðược bí mật ðưa về Tokyo trên chuyến tàu chở tù binh ðể nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử. Tưởng tượng, nếu người Nhật có ðược lượng số lượng Uranium ðó, họ có thể chế tạo một vài quả bom A thì không biết nhân loại sẽ ði về ðâu. Hồ sơ nói trên vừa mới ðược hâm nóng lại.

b -) Trường hợp mỏ Uranium nằm ở miền Trung, thì nguồn tin lại cho biết là trong dãy Ngũ Hành Sơn có mỏ Uranium.

Không biết tin ðó là thiệt hư thế nào. Tuy nhiên, người ta ðánh hơi thấy gián ðiệp Quốc Tế Tình Báo Sở của TQ ðã hoạt ðộng một cách nhộn nhịp trong khu vực nầy; ngoài ra, quan sát viên quốc tế cũng như những người theo dõi thời cuộc nghiệm ra một hiện tượng rất lạ: các nhà lãnh ðạo chóp bu của Bắc Kinh ðều chọn thành phố Hội An cũng như vùng Quảng Nam-Ðà Nẵng làm chỗ nghỉ mát mỗi lần có dịp ðến Việt Nam; ðiển hình, từ Giang Trạch Dân cho ðến Hồ Cẩm Ðào khi qua Việt Nam ðều nghỉ lại hàng tuần tại khu vực nầy. Xin ghi nhớ: người Tàu ðược tự do ði lại ở Việt Nam mà không cần giấy tờ gì cả.

Giả thiết, nếu nguồn tin nói trên là ðúng, chúng ta sẽ nghĩ thế nào về phản ứng của người Tàu một khi mỏ Uranium vốn từ lâu ðã ðược họ "ðặt cọc" mà giờ ðây lại bị người Mỹ phỗng tay trên. Và, biết ðâu người Tàu do việc nầy còn nghĩ xa hơn, họ nhớ lại chuyện cũ; trước ðây qua trung gian của hai nhà bác học họ Lư, người Mỹ ðã cung cấp cho Trung quốc cả khối tài liệu hạt nhân ðể TQ chế tạo bom nguyên tử ăn thua ðủ với Liên Xô. Lư do ðó TQ lo ngại và tự hỏi, biết ðâu lịch sử sẽ tái diễn, người Mỹ lại "chơi khăm" giúp người "anh em" Việt Nam có phương tiện hạt nhân nói chuyện với mình, mối hận thù nầy biết mấy ðời mới giải quyết xong; và dân nhân Việt Nam sẽ khốn khổ thế nào vì hạt nhân.

Trong dịp ông Kerry Kiley, Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, người lãnh ðạo một lực lượng có hàng triệu cựu chiến binh Mỹ từng chiến ðấu tại Việt Nam ðến San Diego ðể tham dự lễ Tưởng Niệm Quốc Hận lần thứ 32 do Hiệp Hội Người Việt và Liên Hội Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa/SD ðồng tổ chức vào ngày Chủ nhật 29-4-2007; ông Kiley có nhắc người viết, là nên kêu gọi cộng ðồng người Việt tổ chức biểu tình phản ðối sự có mặt Nguyễn Minh Triết trong dịp y xuất hiện tại Washington D.C. Trong lúc ðàm ðạo ông có hỏi người viết ðể biết thêm về nhân vật Nguyễn Minh Triết. Ông Kiley hỏi:" Triết thuộc loại Cởi Mở Hay Giáo Ðiều". Tôi ðã khẳng ðịnh với ông: " 14 người có tên trong Bộ Chính Trị thì không một ai ðược gọi là cởi mở mà toàn là một lũ sắt máu"; tôi nói rõ thêm, "Nông Ðức Mạnh chỉ ngồi làm vì, chính Lê Hồng Anh, Ðại tướng Công an, nhân vật số 2 trên cả Nguyễn Tấn Dũng, cũng là một tướng Công an và Nguyễn Minh Triết mới thực sự là bọn trực tiếp dùng bàn tay sắt cai trị, do ðó chế ðộ hiện nay tại Việt Nam là một chế ðộ công-an-trị. Vì thế nên kể từ ngày "bộ ba" Lê Hồng Anh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết lên nắm quyền tại Việt Nam, thì mọi quyền tự do và dân chủ từ trước, nếu có dễ thở ðôi chút thì giờ ðây ðã rơi vào ðen tối; ðiển hình là Hà Nội tăng gia khủng bố tôn giáo, ðàn áp dân chủ và bóp nghẹt tự do ngôn luận. Cụ thể, theo luật mới, báo chí càng bị kiểm soát ngặt hơn; tôn giáo bị xúc phạm, ðiển hình là tượng Ðức Mẹ La Pieta ở giáo xứ Ðồng Ðinh bị ðập phá, mới ðây Linh mục Lý bị bịt miệng ở tòa án không cho nói, ðó là một hành ðộng quá man rợ chưa từng thấy trong thế giới văn minh của nhân loại.

Do tình hình nói trên và cũng có thể Hoa Kỳ vì quyền lợi của tư bản, họ sẽ quên hẳn ước vọng thiêng liêng của dân tộc Việt Nam là Tự Do&Dân Chủ, cụ thể họ sẽ ngoảnh mặt làm lơ, hoặc chỉ phản ðối chiếu lệ, ðể mặc nhà cầm quyền CSVN thẳng tay ðàn áp, bóp nghẹt phong trào dân chủ ðang còn phôi thai trong nước.

Ngoài ra, họ sẽ còn dễ dãi, tạo ðiều kiện thuận lơi cho Hà Nội có cơ hội tràn ngập tập thể người Việt mau lẹ hơn ðể chúng sớm tiếp quản cộng ðồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Hoa Kỳ, biến người Việt Tị Nạn cộng sản, công nhân Mỹ thành Việt kiều ðặt dưới quyền kiểm soát Sứ quán của chúng.

Trước hoàn cảnh nghiệt ngã nầy, chúng tôi cầu mong cộng ðồng người Việt quốc gia hải ngoại hãy từ bỏ các dị biệt, cố gắng ðoàn kết thành một khối ðể tạo lực, sẵn sàng chuẩn bị sử dụng sức mạnh lá phiếu của mình, nói cho các nhà Làm Luật Hoa Kỳ biết lập trường nhất quán của người Việt quốc gia: không chấp nhận chế ðộ CSVN. Trước mắt, hãy tập trung ðông ðảo biểu tình phản ðối sự hiện diện của Nguyễn Minh Triết, người ðứng ðầu Nhà nước ðang thay mặt chế ðộ ðộc tài toàn trị và sắt máu CSVN nói chuyện với Hoa Kỳ tại thủ ðô Washington D.C. và bất cứ nơi ðâu y xuất hiện. Ngoài ra, hãy vận ðộng tích cực chiến dịch:

- Tẩy chay hàng hóa Việt Nam
- Hạn chế gửi tiền và về du lịch Việt Nam, ðặc biệt triệt ðể chống, ngăn cản bọn tay sai nằm vùng tiếp tục giao lưu văn hóa với VC dưới mọi hình thức
- Kính mong ðồng bào Việt Nam tại Hoa Kỳ hoan hỉ hưởng ứng.


Phùng Ngọc Sa

No comments: