Tuesday, June 26, 2007

Lựa chọn chính trị (3): của Hoa Kỳ, qua chuyện đối lập Việt Nam, trong bối cảnh địa-chính trị

Gửi vào Thứ hai, Ngày 25, Tháng 6 bởi vnkocs

Hoằng Danh

Lựa chọn chính trị (3): của Hoa Kỳ, qua chuyện đối lập Việt Nam, trong bối cảnh địa-chính trị


1. Đột ngột ra khỏi danh sách CPC, tổ chức Hội nghị APEC, nhận được PNTR, gia nhập WTO - những thắng lợi ngoại giao dồn dập này khiến hình ảnh Việt Nam sáng chói vào những tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007.

2. Chính Hoa Kỳ đã đính ngôi sao này lên vòm trời, vì trong bốn sự kiện vừa nêu đã có đến ba là từ quyết định trực tiếp hoặc quyết định có tính quyết định của quốc gia này. Sự kiện còn lại thì siêu cường số một cũng đóng vai trò chủ chốt trong thành công đầy màu mè của nó, khi vị Tổng thống Mỹ chống chuyên chế mạnh mẽ nhất lại có những hoạt động giúp tô điểm cho nền toàn trị và ngó lơ trước những người đang tranh đấu chống lại ách bạo quyền đó.

Ngày 03 tháng Hai 2007 đã “đi vào lịch sử” khi nó vốn là ngày mà đế quốc không được phép có sự “khoe mẽ” nào trên đất Việt Nam của Đảng Cộng sản, thì Đại sứ Hoa Kỳ lại có cuộc trao đổi trực tuyến hoành tráng, làm lu mờ cả meeting và phát biểu nhàm chán năm nào cũng như năm nào của lãnh đạo sở tại, bởi ông Marine công khai nói đến quan hệ chiến lược giữa đầu sỏ đế quốc với một sừng sỏ chống đế quốc.

Cũng đã có tin về việc Mỹ sẽ tiến hành tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh trên vùng biển Việt Nam. Rồi trong khi lệnh cấm vận vũ khí vẫn duy trì đối với Trung Quốc, nó lại được tháo khoán cho quốc gia láng giềng phía nam.

3. Vừa đến đích (ít ra là trong quan niệm của một số giới quyền lực, thành quả là “đích” đến để khoa trương), theo truyền thống “tự lực cánh sinh” của mình (ít ra là sau khi đã dựa dẫm đến hết mức), không cần đến bàn tay đính lên của Hoa Kỳ nữa, Việt Nam tiếp tục tự chói sáng trên bầu trời bằng cuộc chiến công khai, khốc liệt, phi pháp và bỉ ổi của cả hệ thống bạo lực và truyền thông toàn trị chống lại các nhà hoạt động dân chủ mà vốn vũ khí của họ chỉ là lòng quả cảm và ngôn luận.

4. Cuộc đàn áp lần này là được suy đoán theo nhiều hướng khác nhau: sự nín nhịn quá lâu của phe bảo thủ, có sự giật dây từ bên ngoài, có những thế lực trong nước muốn phá hoại các chuyến công du sang Mỹ, v.v… Tuy vậy, có một điều dễ thống nhất, là bộ máy toàn trị đã và đang hành động một cách có hệ thống chứ không hề là những việc làm bột phát về chiến lược hay sách lược. Nhìn vào hành xử của họ đối với các nhà hoạt động dân chủ và khối dân oan từ trước khi có cuộc đàn áp đến nay, ta dễ dàng nhận ra những toan tính có sẵn về các bước đi chiến thuật, về các biện pháp và thời điểm… đối với từng đối tượng cụ thể [1] .

Và cái bối cảnh quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ mà cả hai bên đều phô diễn đó đã biến thành ngay một thứ mồi cho giới toàn trị nhử các nhà hoạt động dân chủ và đưa họ vào tròng.

5. Ngoài chuyện đàn áp hung hãn, bất chấp mọi chuẩn mực sơ đẳng nhất về pháp luật và đạo đức, đối với bên ngoài, thái độ của giới cầm quyền Việt Nam cũng không thua gì. Dường như họ muốn chứng tỏ rằng sẽ càng gia tăng cường độ và phạm vi đàn áp trước sự gia tăng phản ứng các nước dân chủ. Đó là một thái độ thách thức công khai đối với cộng đồng quốc tế.

6. Khinh khỉnh đối với châu Âu và những nước như Úc, Canada… khi các nước này hoặc chính trị gia tại đó phê phán chiến dịch đàn áp bất đồng chính kiến tệ hại nhất trong hai mươi năm qua. Trơ tráo chụp mũ các tổ chức nhân quyền quốc tế, mà vốn tiếng nói của họ không một tổ chức hay chính quyền dân chủ nào dám coi thường. Hành xử một cách thô bạo và vô liêm sỉ, bất chấp chuẩn mực ngoại giao với bất kỳ ai trực tiếp liên hệ với giới phản kháng ngoài “chương trình chính thức”…

7. Còn với Hoa Kỳ, Việt Nam thật sự đã đánh vỗ mặt.

Bắt giữ luật sư Lê Quốc Quân vừa từ Mỹ về sau khi tham gia khóa học về xã hội dân sự do chính Quốc hội Mỹ tài trợ, phớt lờ sự lên tiếng của những chính trị gia có liên quan vốn được xếp trong nhóm uy tín hàng đầu nước Mỹ.

Hạ nhục dân biểu Hoa Kỳ khi “dàn quân” ngay trước mũi Loretta Sanchez, không cho tiếp xúc với vợ những nhà bất đồng chính kiến, vu vạ bà tiếp tay cho “khủng bố” bằng cả một chiến dịch truyền thông. Đó là còn chưa kể họ đặt điều một cách ngờ ngệnh đến không thể tưởng tượng rằng bà gây áp lực với Đại sứ Micheal Marine tổ chức cuộc gặp những phần tử chống đối, rằng bà đã vi phạm chính Hiến pháp Hoa Kỳ…

Tiếp tục đàn áp và xét xử không ngơi nghỉ những người phản kháng ôn hoà ngay khi cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ thường kỳ đang diễn ra.

Không ngại ngần nhổ cả lên chữ tín ngoại giao khi lời hứa trực tiếp của một Phó thủ tướng nhiều quyền lực với hành pháp Hoa Kỳ cũng bị nuốt.

Khi cả Hạ viện Mỹ tuyệt đối đồng thanh (chuyện hiếm hoi trong một xứ sở mà hoàn toàn đồng thuận trong quan điểm riêng là điều không tưởng) về nghị quyết chỉ trích chuyện nhân quyền Việt Nam, nhà cầm quyền toàn trị vẫn tiếp tục lu loa về cái gọi là “công việc nội bộ” như một trò đùa ngôn từ.

8. Họ đùa đến mức thật lòng dạy bảo lại cho Hoa Kỳ như thế nào là pháp quyền và dân chủ, luôn vênh mặt trên truyền thông và cả những trao đổi trực tiếp, bằng những lời lẽ mà chỉ có những kẻ trâng tráo nhất trong lịch sử loài người mới không biết ngượng mà nói ra, về việc chỉ có “những kẻ vi phạm pháp luật” bị xử phạt ở Việt Nam chứ không bỏ tù người bất đồng chính kiến, không có tù chính trị.

Giới cầm quyền Việt Nam đang nói với Hoa Kỳ và thế giới mà như chỉ đang nói với đám (mà họ muốn là và coi là) dân ngu của họ. Thái độ ngạo nghễ như vậy khi nói những điều trơ trẽn ở mức hoàn toàn lộ liễu chỉ có được thể giải thích rằng hoặc là do xem người ta quá ngu ngốc, hoặc do chính mình quá ngu ngốc mà tưởng người ta ngu ngốc hay không thể nhận ra cái ngu ngốc của mình. Trường hợp này, là cả hai.

9. Trò đùa của giới toàn trị đối với Hoa Kỳ cũng đã được nâng lên đến “tầm cao mới”, họ không chỉ xem cường quốc này là đối tượng để dạy bảo mà còn là đối tượng để… răn đe. Đến là nực cười, khi chính giới cao cấp Hoa Kỳ ngày càng tỏ một thái độ đồng thuận và cứng rắn với chiến dịch đàn áp tại Việt Nam, phản ứng của nhà nước toàn trị là đưa công an ra đáp lễ.

Tờ Công an Nhân dân (mà ai cũng biết là cơ quan ngôn luận gì), trong một bài hồi gần đây, sau phỉ báng Quốc hội Mỹ (“cố tình đánh lận con đen”) đã dùng văn phong của một bản văn cấp nhà nước mà nói rằng: Cũng phải thẳng thắn nói rằng, hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đang có lợi ích chung trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên nền tảng rộng lớn, ổn định và hiệu quả. Việt Nam sẵn sàng đối thoại thẳng thắn và cởi mở về những vấn đề mà phía Hoa Kỳ quan tâm, để tăng cường hiểu biết giữa hai bên và không để những khác biệt ảnh hưởng đến sự phát triển của quan hệ hai nước trên các lĩnh vực. Nhưng Việt Nam không bao giờ chấp nhận những thái độ áp đặt, kẻ cả, có xu hướng can thiệp vào công việc nội bộ của nước mình.

Đây chính là lời răn đe - theo đúng nghĩa đen - được Hà Nội tung ra với thông điệp đe doạ đến quan hệ chiến lược giữa hai bên.

10. Trước nay Hà Nội vẫn bất chấp cộng đồng quốc tế trong vấn đề dân chủ và nhân quyền, nhưng lần này thái độ của họ “dũng mãnh” và tự tin đến lạ thường, vì sao vậy? Cùng với sự đánh tráo và tráo trở trong văn hóa chính trị toàn trị Việt Nam, thói kêu ngạo cộng sản - như một phần của sự ảo tưởng từ trong bản chất của chủ thuyết này - vẫn là một đặc điểm khó mà có thể gột bỏ của họ.

Bên cạnh việc ảo tưởng quá sớm về vị thế kinh tế và chính trị trên trường quốc tế tạo được trong thời gian gần đây, vốn từ thực chất đến biểu hiện đều xuất phát từ sự vận hành và quan hệ tư bản chủ nghĩa, Hà Nội cũng ảo tưởng quá sớm về vị thế chiến lược của mình trên bàn cờ toàn cầu và trong quan hệ với Hoa Kỳ. Với những gì đã thể hiện, giới cầm quyền toàn trị nghĩ rằng vị thế này có thể cho phép họ bất chấp dân chủ và nhân quyền, thậm chí buộc thế giới dân chủ phải dung dưỡng cho sự chuyên chế của họ.

11. Ai cũng đã rõ, trên phạm vi châu Á, vị thế của Trung Quốc đang nhanh chóng củng cố và bành trướng, và theo truyền thống, chuyển động của nó trước tiên lại hướng xuống phía nam. Cũng theo truyền thống, dù muốn hay không, dù ở mức độ nào và theo nghĩa nào, Việt Nam vẫn trở thành một tiền phương trước sự bành trướng này.

Sự bành trướng thế và lực - mà nay đã lên tới vũ trụ - của một quốc gia cộng sản Khổng giáo (đáng sợ hơn nhiều so với cộng sản ở phía tây) khiến Hoa Kỳ phải nhanh chóng có sự điều chỉnh thích hợp về địa-chính trị trên nhiều mặt, kể cả quân sự. Vị trí tiền phương của Việt Nam khiến quốc gia này trở nên quan trọng trong chiến lược đó.

12. Việt Nam, sau khi hoàn toàn thất bại trong việc sử dụng ASEAN như một đối trọng kiềm chế tham vọng trên biển của Trung Quốc, đã âm thầm thay đổi tư duy chiến lược và tìm đến một đối trọng khác. Đó chính là Hoa Kỳ, vốn cũng đang có chủ đích xác lập vai trò đối trọng trước thế lực đang lên của Trung Quốc tại châu Á, và cần đến Việt Nam như một điểm hiện diện của thế và lực tại Đông Nam Á gần với Trung Quốc nhất.

Với Trung Quốc, Việt Nam cần đến như một đồng minh ý thức hệ trong một thế giới mà chủ nghĩa cộng sản chỉ còn phần co cụm đáng kể tại châu Á [2] . Việt Nam cũng cần người láng giềng này ban cho một quan hệ thân thiện, cần thiết cho việc tập trung phát triển kinh tế, xã hội.

Trung Quốc thì cần Việt Nam được đặt trong vòng ảnh hưởng của mình, để ngăn ngừa sự hiện diện của thế lực Mỹ.

Và ở đây, trên lãnh thổ Việt Nam và biển Đông, cũng như trên khắp vùng Đông Nam Á, Trung Quốc không cần Hoa Kỳ và Hoa Kỳ không cần Trung Quốc. Nếu có chăng thì chỉ là cái đối trọng để hù dọa và khuyên bảo, ve vãn Việt Nam ngả về phía mình.

13. Nhìn vào cục diện hiện nay của quan hệ tay ba này, trong bối cảnh địa-chính trị, Hoa Kỳ dường như yếu thế nhất và Việt Nam là mạnh “thế” nhất.

Trung Quốc thì “yên vị” với vị trí địa lý tự nhiên, không cần phải “bôn ba” và nhọc lòng ve vãn, đổi chác để có sự hiện hiện nào đó, như Hoa Kỳ phải làm. Các căn cứ quân sự tại Hải Nam và Hoàng Sa chắc hẳn đã tạo được “tầm ảnh hưởng” đến bắc và trung phần Việt Nam. Đó là còn chưa kể không biết họ còn đang thực hiện những công trình gì tại những đảo đã chiếm được ở Trường Sa nhằm mở rộng cái tầm đó về hướng nam. Điều duy nhất cần làm là trong khi thực hiện chiến lược vết dầu loang, họ cố gắng tạo cho Việt Nam một cảm giác an ninh lãnh thổ và an toàn chính trị.

Với Hoa Kỳ, cường quốc này đã rời khỏi Đông Nam Á khá lâu, để tái hiện diện, dường như họ sẽ phải làm lại từ đầu dù với bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào, vậy thì chọn phương án tốt nhất là Việt Nam… Chủ động khai thông những chướng ngại rất lớn trên con đường hội nhập của quốc gia cựu thù, những hứa hẹn và thực tế nguồn lợi kinh tế từ đầu tư và thị trường Mỹ, sự hậu thuẫn tại các định chế kinh tế thế giới và hứa hẹn một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế dành cho Việt Nam, thậm chí còn ngầm mở ra khả năng về một sự bồi thường chiến tranh trá hình (vụ kiện tác nhân cam)…; Hoa Kỳ phải làm nhiều việc như thế chỉ là để đem lại cho Việt Nam cảm giác rằng không chỉ là lợi ích kinh tế to lớn mà còn nhiều lợi ích chính trị trên bình diện quốc tế, cũng như một sự an toàn lãnh thổ trước sự bành trướng lúc ẩn lúc hiện của phương bắc.

Nhận thấy vị trí địa lý quan trọng của mình trong tính toán chiến lược của Hoa Kỳ, trước tình hình cường quốc này ngày càng nôn nóng về sức mạnh quân sự không minh bạch của Trung Quốc, Việt Nam trở nên mạnh “thế” trước Hoa Kỳ. Cái thế đó càng được củng cố hơn nữa khi nhận ra sự chuyển hướng, nhích lại gần nhau của hai cựu thù này, Trung Quốc cũng đã điều chỉnh cách hành xử. Sự thân thiện trong quan hệ Việt - Trung sau sự kiện đổ máu oan của người Việt trên vịnh Bắc bộ (tháng Giêng 2005) chính là kết quả từ sự chuyển hướng chiến lược của Việt Nam.

Việt Nam nay đang ở vào cái thế được cả hai cường quốc Thái Bình Dương này ve vãn. Trò đi dây của Việt Nam nay đã quá rõ.

14. Sự yếu thế của Hoa Kỳ về địa-chính trị trong quan hệ bộ ba này chính là cái đem lại cho Việt Nam thái độ trịch thượng, đã công khai tráo trở mà lại còn lên mặt dạy bảo lại và răn đe Hoa Kỳ.

Khi cơ quan ngôn luận của công an thay mặt cho nhà nước lên tiếng nhắc Hoa Kỳ không để những khác biệt ảnh hưởng đến sự phát triển của quan hệ hai nước trên các lĩnh vực, Hà Nội đang đòi hỏi Washington phải chấp nhận và dung túng cho họ trong việc đàn áp những người đối lập để đổi lấy một quan hệ chiến lược.

Chuyến thăm của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đến Trung Quốc trung tuần tháng Năm vừa rồi đã diễn ra trong khi đang chuẩn bị cho chuyến đi Hoa Kỳ. Phát biểu của ông Triết trong chuyến đi đã được các báo Đảng ở Việt Nam in rất đậm: Trung Quốc là đối tác hàng đầu. Chuyến thăm này đã được dự trù từ trước, trong bí mật, hay chỉ được thực hiện khi Mỹ gia tăng phản đối chiến dịch đàn áp dân chủ, như một cách thức dằn mặt đối tác bên kia bờ Thái Bình Dương - về phía Việt Nam, và là động thái chớp thời cơ - về phía Trung Quốc?

15. Có phải Việt Nam ở vào vị thế mà vì chiến lược địa-chính trị, Hoa Kỳ buộc phải nhượng bộ dưới bất cứ giá nào, kể cả vứt bỏ giá trị tối thượng của một xã hội dân chủ để vừa phải đem lại các nguồn lợi kinh tế và chính trị cho Việt Nam, vừa phải dung túng cho chuyện đàn áp dân chủ và nhân quyền?

Với những biểu hiện suốt từ sau APEC đến nay, trong tính toán của giới toàn trị, có lẽ là vậy.

16. Việt Nam có một vị trí chiến lược, là cửa ngõ đi vào Đông Nam Á và nằm trên tuyến đường biển quan trọng nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Câu này hiện diện trong tài liệu giáo khoa ở Việt Nam. Nó đúng, nhưng hoàn toàn không đủ.

Điểm đầu tiên để xác định chiến lược địa-chính trị chính là biết “đọc” và đọc kỹ bản đồ, điều mà tôi e rằng những người có trách nhiệm ở Việt Nam đã không làm hoặc không thể làm.

17. Đông Nam Á gồm các nước trong vành đai địa giới Myanmar - Thailand - Malaysia - Indonesia - Philippines - vùng biển phía nam Trung Quốc giáp với Việt Nam. Phía bắc Đông Nam Á là Trung Quốc, nam là Australia, đông là Thái Bình Dương và tây là Ấn Độ và Ấn Độ Dương. Trong vành đai này là vùng biển mà Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa (cũng là từ chuẩn của bản đồ thế giới) và Việt Nam gọi là biển Đông.

18. Việt Nam là cửa ngõ đi vào Đông Nam Á nhưng không phải là cửa ngõ duy nhất, và cũng không phải là cửa ngõ đối với tất cả.

Việt Nam chỉ là cửa ngõ Đông Nam Á đối với Trung Quốc mà thôi, và cũng chỉ là cửa ngõ đường bộ. Với sự lớn mạnh của hải quân, đảo Hải Nam và Hoàng Sa đã quân sự hoá ở những mức độ nhất định, rồi các hải cảng hùng hậu ven biển phía nam, trong đó kể cả Hongkong và Macau, cửa ngõ trên biển để tiến vào Đông Nam Á của Trung Quốc chưa bao giờ rộng mở như lúc này.

Nga không cần cửa ngõ Việt Nam vì chiến lược địa-chính trị của họ nay rất thực tiễn. Lãnh thổ vắt ngang Âu-Á của họ cho phép họ kiểm soát tốt những vùng họ muốn kiểm soát, nên quan tâm hàng đầu của họ là những vùng địa lý thân thuộc chứ không phải một vùng xa lắc của một cựu đồng minh Soviet.

Việt Nam cũng không hề là cửa ngõ của Mỹ vì Mỹ không muốn tiến lên phía bắc từ đây, và quanh Việt Nam cũng không phải là những chốn mà Hoa Kỳ cần chinh phục trong khó khăn.

19. Mà thật ra dường như vấn đề cửa ngõ vào Đông Nam Á cũng chỉ có Việt Nam tự nhấn mạnh. Thời còn chia cắt, họ cho rằng cuộc chiến là do vị trí cửa ngõ giữa hai chiến tuyến ý thức hệ ở Đông Nam Á. Sau năm 1975 cho đến trước khi mất chỗ dựa vào Liên Xô, vai trò cửa ngõ càng được nhấn mạnh hơn nữa do “mộng bành trướng của chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh”. Hiện nay, trước sự lớn mạnh và tham vọng trên biển của Trung Quốc, dường như Việt Nam lại muốn “làm mình làm mẩy” với Hoa Kỳ về vai trò cửa ngõ này.

20. Thực tế, ngoài Trung Quốc vào Đông Nam Á trực tiếp bằng con đường Việt Nam, thì người ta có thể vào Đông Nam Á theo những hướng khác nhau. Khái niệm “cửa ngõ” cũng chỉ theo nghĩa tương đối tùy theo nơi xuất phát. Chẳng hạn các nước Đông Bắc Á khác hay các nước bên kia Thái Bình Dương, kể cả Hoa Kỳ, để vào Đông Nam Á, thì Philippines là cửa ngõ quan trọng hơn nhiều so với Việt Nam vì nước này giữ vị trí chắn dọc rìa phía đông của các nước Đông Nam Á, và cực bắc của nó (gồm cả một số đảo) cùng với phía nam Đài Loan tạo thành cái cửa mà phần lớn tàu bè vào Đông Nam Á theo hướng đông đều phải qua. Các căn cứ quân sự lớn của Mỹ trước đây tại khu vực này được đặt ở Philippines là vì vậy.

21. Với chiều dài bờ biển trải dọc biển Đông, Việt Nam kiểm soát được các di chuyển từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương ư? Lại là một ảo tưởng.

Một phần hai chiều dài đó đã phải chia sẻ tầm ảnh hưởng với phần lãnh thổ nối dài đến đảo Hải Nam và Hoàng Sa, vậy đó chỉ là hai người bạn kiểm soát lẫn nhau mà thôi. Đó là chưa kể vịnh Bắc bộ, mà vị trí chỉ như một cái hốc, không có vai trò trong tuyến thông thương đông - tây quốc tế.

Hơn một phần hai chiều dài bờ biển còn lại của Việt Nam thì chia sẻ ở mức độ như nhau với các nước lớn là Philippines, Malaysia, Indonesia trong việc “dòm ngó” vào lưu thông hàng hải.

Một điểm đặc biệt chú ý, Việt Nam cũng hay nhắc rằng nước này nằm trên hải lộ có eo biển Malacca, là điểm huyết mạch giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là cách hiểu lập lờ đến huyễn hoặc. Với eo biển này, Việt Nam đã hoàn toàn không còn chút vai trò gì, nó thuộc vùng chi phối trực tiếp của Malaysia, Indonesia và Singapore, nên không thể “ăn theo” một cách vô lối như vậy được.

22. Với cách hiểu cửa ngõ theo “tư duy một cửa” Việt Nam nghĩ rằng từ vị trí của mình sẽ vươn tầm kiểm soát khắp Đông Nam Á. Nếu chịu “tư duy đa cửa” Việt Nam sẽ thấy rằng chính là đất nước này nằm trong một vùng mà cửa nào cũng đều có thể hướng thẳng về họ (như đã từng xảy ra trong chiến tranh). Do vậy, cho dù cái cửa Việt Nam có mở hay bị mở cho Trung Quốc thì các cửa khác vẫn có thể đóng lại, thậm chí bịt kín tầm vươn đã được mở ra đó trong giới hạn của nó mà thôi, vì nên nhớ rằng những cánh cửa này tạo thành một vòng cung mà Việt Nam nằm lọt thỏm trong đó.

23. Biển Nam Trung Hoa cũng chỉ là một cái vũng của Thái Bình Dương mà thôi, và trong khi Việt Nam chỉ có một hướng quay về “vũng” thì những nước Đông Nam Á phía rìa đông, nam và tây có cái nhìn hướng ra biển lớn cũng như từ biển lớn tiếp cận vào, thông thoáng hơn nhiều khi xét trên phương diện thông thương và chiến lược trên biển.

Đặc biệt với vị trí của Philippines, họ vừa có thể hướng tầm kiếm soát vào “vũng”, vừa có thể vươn tầm ra Thái Bình Dương - cái đại dương quan hệ mật thiết với cả Trung Quốc và Đông Nam Á - dễ dàng hơn nhiều. Có thể nói đối với đại dương này, Philippines giữ vị trí tiền tiêu, cửa ngõ của Đông Nam Á chứ không phải Việt Nam.

24. Trước sự lớn mạnh trên biển của Trung Quốc, cái cửa Việt Nam dù có đóng hay mở thì cũng không thành vấn đề lớn đối với các nước khác trong vùng, vì với phân bố địa lý biển như thế, mỗi nước phải tự gánh vác thách thức của mình chứ Việt Nam không hề gánh giùm cho phần nào. Có chăng chỉ là Việt Nam phải gánh lấy phần nặng nhất của chính mình mà thôi. Dù có Qui tắc Ứng xử biển Đông được ký chung giữa tập thể ASEAN với Trung Quốc nhưng khi Trung Quốc vượt khỏi khung ứng xử này với Việt Nam thì tất cả phần còn lại đều im lặng, là vì vậy.

25. Như thế, thực tế mà nói, tầm quan trọng của Việt Nam trong tương quan với sức mạnh của Trung Quốc trong vùng rốt lại cũng chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc với Việt Nam, và kiềm chế được Trung Quốc hay không là quyền lợi trực tiếp và sống còn của Việt Nam chứ không phải của các nước Đông Nam Á khác, dù không phải họ không bị tác động. Nó càng không phải quyền lợi trực tiếp và sống còn của Hoa Kỳ. Tuyến Malacca là con đường huyết mạch vận chuyển dầu mỏ và hàng hóa đông - tây, nếu phát sinh vấn đề nghiêm trọng, người đầu tiên chịu ảnh hưởng chính là Trung Quốc và Nhật Bản với tư cách nguồn tiêu thụ nhiên liệu từ Trung Đông và những nơi khác, sau đó là Việt Nam và một số nước khác trong vùng với tư cách người xuất khẩu dầu mỏ và hàng hoá.

26. Với quyền lợi trực tiếp và sống còn của mình mà lại nghĩ rằng người khác phải hy sinh đến cả giá trị tối thượng của họ, thì không có sự huyễn hoặc nào hơn nữa trong quan hệ quốc tế!

Vấn đề là ở chỗ Việt Nam hiểu rằng nếu hiện diện tại đây, Hoa Kỳ thuận lợi hơn và trực diện hơn với Trung Quốc trong chiến lược kiềm chế “từ xa”. Nhưng các nhà chiến lược Việt Nam cần nhớ cho rằng dù có là lựa chọn thuận lợi nhất về mặt địa lý thì Việt Nam không phải là lựa chọn thuận lợi nhất về mặt chính trị (họ quen nghĩ thuận lợi chính trị chỉ là “ổn định chính trị”), và càng không phải là lựa chọn duy nhất.

Chọn Việt Nam, Hoa Kỳ đạt mục tiêu mà Việt Nam cũng được trực tiếp bảo đảm an ninh trước sự đe dọa tiềm tàng từ phương bắc. Không chọn Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn sẽ đạt mục tiêu nhưng Việt Nam thì không có được sự bảo đảm đó, thậm chí sẽ bị bỏ rơi như đã từng hoàn toàn bị bỏ rơi.

27. Trên thực tế Phillipines, Malaysia, hay Indonesia dù không trực tiếp nhưng đều có thể thay thế cho Việt Nam. Đặc biệt, như đã nói, với vị trí mở cho cả hướng từ Thái Bình Dương và Đông Bắc Á vào biển Nam Trung Hoa, Philippines là một địa điểm lý tưởng, có vai trò đối với toàn bộ tiểu vùng này nếu tính từ hướng Thái Bình Dương.

Với những nước này Hoa Kỳ đang có những vấn đề nhất định, nhưng điều đó không có nghĩa là siêu cường không thể nào tái hiện diện. Chỉ là cả những nước đó, cả Việt Nam cùng lúc được đặt lên bàn cân, và do chính những vấn đề nhất định đó nên vị trí của Việt Nam trở thành ưu thế vượt hẳn. Ưu thế này còn được củng cố khi chính Hà Nội ve vãn để có một vị thế như vậy cho mình, cùng với một tâm lý thoả mãn “thầm kín” có thể có nào đó trong tính toán của Washington.

28. Như vậy, trong tương quan địa-chính trị, khi so bộ ba Hoa Kỳ - Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam ở vào vị thế mạnh nhất và Hoa Kỳ là yếu nhất. Nhưng đặt trong bối cảnh của Đông Nam Á và rộng hơn nữa - mà chính bối cảnh này mới là cái cần thiết để Hoa Kỳ tính toán địa-chính trị - thì vị thế yếu nhất chính là Việt Nam và mạnh nhất lại là Hoa Kỳ. Việt Nam gặp những đe doạ trực tiếp chứ không phải là ai khác. Việt Nam đã từng bị bỏ rơi trước nguy cơ này và khả năng đó vẫn có thể xảy ra, chứ không phải là các nước phía nam ASEAN. Và dù có bất kỳ vấn đề gì, không kể Việt Nam, tất cả các nước ven biển Nam Trung Hoa còn lại đều thừa hiểu họ cần đến Hoa Kỳ như thế nào trước sự lớn mạnh trên biển của Trung Quốc.

29. Với Việt Nam, nói đến khả năng xấu nhất trong quan hệ, Hoa Kỳ vẫn có thể “buông”, còn Philippines hay các nước quanh Malacca, điều đó không thể xảy ra. Một rẻo nước ở góc kẹt lại có thể quan trọng bằng điểm nối trên biển giữa Đông Bắc Á với Đông Nam Á và giữa Thái Bình Dương với biển tiểu vùng, hay có thể quan trọng bằng ngay chính Malacca ư? Việt Nam, với tư cách đồng minh ý thức hệ hay đồng minh chính trị của Trung Hoa mà đối với với Hoa Kỳ lại có thể khả tín hơn so với những đồng minh thể chế và truyền thống trong khu vực ư?

30. Mức độ khả tín đó như thế nào, ai ai cũng đã thấy rõ trong thời gian vừa qua, trong thái độ dạy bảo và răn đe ngược đời của Hà Nội.

Việt Nam là một “đồng minh” như thế nào và của ai, ai ai cũng đã thấy trong trong văn hoá bài Mỹ một cách nhất quán của họ.

Gieo rắc nhận thức và tâm lý chống Mỹ là điều quá dễ nhận thấy trong văn hoá và giáo dục Việt Nam. Thế hệ 8x, 9x ngày nay có thể thuộc làu làu “tội ác” của Mỹ trên đất Việt Nam từ năm 1975 về trước, chứ những chuyện sau đó chỉ vài năm của Khmer đỏ - “tay sai của tập đoàn Trung Nam Hải” hay của chính Trung Quốc gây ra trên đất Việt Nam thì đối với những thế hệ sau này dường như không từng xảy ra! Thái độ chống Mỹ ở bất cứ đâu trên thế giới cũng được truyền thông Việt Nam khai thác, còn những gì làm phật lòng người láng giềng họ đều kiêng sợ, thậm chí là đối với đối tác làm ăn lớn và từ rất sớm của thời đổi mới (Đài Loan) họ cũng sẵn sàng “bôi mặt” cho vừa lòng Bắc Kinh…

31. Có đáng để Hoa Kỳ hy sinh giá trị dân chủ để dung túng cho một đối tác như vậy không? Hoa Kỳ có phải là quốc gia nhục nhã đến mức chấp nhận quốc sách bài xích thâm căn cố đế của đối tác mà vẫn phải bảo đảm an ninh cho “thân hữu” này? Cường quốc số một thế giới có thấp hèn đến mức phải nghe dạy bảo và răn đe từ một đối tượng nhất thiết phải cần đến mình?…

Những câu hỏi như vậy không chỉ là vấn đề về lựa chọn cho phía Hoa Kỳ, mà cũng chính là vấn đề lựa chọn cho phía Việt Nam.

32. Đương nhiên có nhiều ý kiến cho rằng không chỉ và không phải là chính trị, kinh tế mới là cái quyết định thái độ của hai nước này với nhau, và khả năng là Hoa Kỳ vì các quyền lợi kinh tế mà hy sinh các vấn đề về dân chủ, nhân quyền.

Đúng là Hoa Kỳ cũng nhận được những lợi ích kinh tế trong quan hệ với Việt Nam, nhưng ở khía cạnh này cũng vậy, Hoa Kỳ có phải lép vế để mà chấp nhận dung túng mọi điều cho hành xử toàn trị? Rõ ràng là không. Việt Nam cần (và đã được) Hoa Kỳ ban cho PNTR chứ không phải ngược lại. Việt Nam cần Hoa Kỳ tăng cường đầu tư chứ không phải ngược lại. Thị trường Hợp chủng quốc là nơi Việt Nam cần mở rộng thị phần để cạnh tranh với thị phần của Trung Quốc, chứ không phải Hoa Kỳ phải đi làm điều đó ở thị trường Việt Nam. Các công ty Hoa Kỳ muốn làm ăn ở Việt Nam, họ muốn có được sự hợp tác của các giới thẩm quyền, nhưng nếu quan hệ giữa hai nước không thân hữu khiến làm ăn của họ không thuận lợi, thì sự rút lui của họ lại có thể làm lợi cho hình ảnh và môi trường đầu tư của Việt Nam sao?

Chính cái tư duy đến là ngờ nghệch thể hiện thành quan niệm giáo khoa và chiến lược, rằng chính quyền Mỹ do các tập đoàn đa quốc gia giật dây và chỉ phục vụ cho lợi ích giới đại tư bản, nên Hà Nội cố tình trám miệng Hoa Kỳ bằng những màn trình diễn với Bill Gate [3] và Intel ngay khi sự phản đối đàn áp dân chủ dữ dội đang diễn ra tại Việt Nam của cả Capitol và Nhà trắng đạt đến cao điểm. Rõ ràng đây cũng là một thông điệp nhắn nhủ đến Washington.

33. Khi tôi kết lại bài này, Tập đoàn PB vừa loan báo ngừng một dự án thăm dò dầu khí lớn ở Trường Sa để “các nước liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề ”. Họ không bình luận gì thêm, nhưng những cái đầu tại tổng hành dinh PB có lẽ đâu thể ngờ nghệch đến mức đặt bút ký một dự án hai tỷ dollar cách đây chỉ trên dưới hai tháng mà không biết đến tranh chấp đã mấy chục năm qua, họ đâu ngờ ngệch đến mức không biết làm gì có cơ hội cho các nước liên quan giải quyết vấn đề. Ngoài giả định họ chịu áp lực từ phía Trung Quốc, cũng không thể loại bỏ giả định rằng viễn cảnh an ninh không còn được bảo đảm như khi đàm phán tiền khả thi, đã khiến họ rút lui. Nếu đúng là có dính dáng gì đó, thì tương quan giữa kinh tế và địa-chính trị có tầm quan trọng như thế nào, là điều Hà Nội cần phải học lại.

34. Bên trong nước thì đối với mọi thứ, tư duy và hành động toàn trị đều buộc tất cả phải phục tùng chính trị. Đối với bên ngoài, Việt Nam muốn kinh tế là kinh tế, chính trị là chính trị. Họ luôn ra rả rằng thúc đẩy quan hệ kinh tế nhưng không “can thiệp vào (cái gọi là) công việc nội bộ” của nhau. Nếu vậy, Hà Nội nói đến “quan hệ chiến lược” để làm gì, vì nó đã chạm đến chính trị trên phạm vi khu vực và toàn cầu rồi đó! Nếu vậy, Hoa Kỳ nhọc lòng đến chuyện tranh chấp hay ảnh hưởng của ai đó trên biển Đông làm gì, vì như thế là đã can dự vào chính sách đối ngoại của Việt Nam rồi đó!

Làm ăn và hưởng lợi lẫn nhau từ cái hoạt động kinh tế thì không cần đến quan hệ chiến lược, thậm chí ngay cả đối xử tệ bạc về chính trị và văn hoá với Đài Loan mà Việt Nam còn giành thắng lợi kinh tế đó thôi.

Vậy theo đó, Washington đừng can thiệp vào “công việc nội bộ” giữa Hà Nội với Bắc Kinh, họ là anh em, đồng chí mà, sẽ tự thu xếp được thôi! Hoa Kỳ chỉ là người ngoài, hãy về mà chơi với anh em, “đồng chí” của mình trong khu vực. Hơn nữa, chính những nơi này mới giữ vị trí yết hầu.

35. Hình tượng đi dây thật đúng để diễn tả quan hệ giữa Trung Quốc - Việt Nam - Hoa Kỳ hiện nay. Và với chính hình tượng đó, nên nhớ rằng người đi dây chỉ đi được khi hai người nắm đầu dây chịu căng dây thăng bằng. Vậy nếu Việt Nam không muốn tiến quá gần đến đầu dây Hoa Kỳ mà ngược lại, dằn mặt siêu cường bằng cách tiến về phía đầu dây bên kia, thì Hoa Kỳ có thể chìu ý họ, buông đầu dây phía bên mình ra.

Cũng theo hình tượng này, khi một đầu dây buông ra, người đi dây sẽ rơi xuống vực, va vào vách đá của sườn bên kia, hoặc may mắn thì chạy kịp về đứng trên phần của sườn đó. Tương ứng thì nếu không có Hoa Kỳ, hoặc Việt Nam sẽ hứng chịu những hậu quả nặng nề từ phía Trung Quốc hoặc sẽ phải hoàn toàn thuần phục.

36. Tôi nghi ngờ quan điểm cho rằng trong giới cầm quyền Việt Nam có những người muốn dựa hẳn vào Trung Quốc. Suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, qua những gì đã trải qua trong thời kỳ “môi hở răng lạnh”, sau năm 1975, và cả cho đến hiện nay, cho dù quan hệ Việt - Trung có hữu hảo đến tuyệt đỉnh chăng nữa, không thể nào tin rằng ở đất nước này và giờ này vẫn sản sinh ra ai đó bình thường mà lại nảy ra được ý nghĩ dựa hẳn vào Trung Quốc như lá chắn chiến lược của mình.

Nguồn tin đó chẳng qua chỉ là hoả mù do chính Việt Nam tung ra để vừa loè bịp vừa dằn mặt Hoa Kỳ mà thôi! Xét tương quan lịch sử, thực tế và bối cảnh địa-chính trị, chỉ có thể Hoa Kỳ “buông” Việt Nam chứ Việt Nam không thể “buông” Hoa Kỳ để về hẳn với Trung Quốc.

37. Hà Nội càng gia tăng mức độ đàn áp, Washington càng tỏ ra cứng rắn thì hỏa mù càng nhiều.

Ý kiến về việc có lực lượng nào đó công khai phá hoại những chuyến đi Mỹ thực tế cũng chỉ là hoả mù, dù là cố tình ở đối tượng đã tung ra hay vô ý ở những ai đã thổi lên. Nhìn lại thời điểm Việt Nam thay đổi đường lối nhằm “chiến lược” hơn với Hoa Kỳ, ta thấy đó là một lựa chọn hoàn toàn có cân nhắc kỹ càng và có sự thống nhất trong giới lãnh đạo chứ không hề là ý muốn hay hành động riêng rẽ của nhóm nào, vì rõ ràng lựa chọn đó là xuất phát từ chính lợi ích có tính sống còn của Việt Nam, không thể khác được nếu không muốn bị tiếp tục bỏ rơi trong biến động nhanh chóng của các lực lượng trên biển Đông.

Nếu thật sự có một lực lượng như vậy (một lực lượng giả thì có thể có), khi Nhà trắng gặp gỡ các nhân vật dân chủ người Việt cuối tháng Năm, đó là cơ hội tốt nhất để ra đòn dứt điểm, sao họ không làm mà lại đi tự biện hộ cho Hoa Kỳ [4] ? Đó là còn chưa kể liên tục sau đó Tổng thống Bush tấn công Việt Nam trên các diễn đàn có tính quốc tế như trong diễn văn tại Praha, trạm dừng chân trên đường đến Đức dự Hội nghị G8 2007, và tại Lễ khánh thành Tượng đài Nạn nhân Cộng sản.

38. Khi hai bên đang phản ứng với những hình thức rất căng vừa qua, Việt Nam bèn công khai hai chữ “chiến lược” với Hoa Kỳ, rồi một loạt những ý kiến về hoạt động không khớp nhau của các cơ quan cấp cao của chính quyền Việt Nam trong các vấn đề có liên quan… Khi chuyến đi của ông Triết bị đe doạ, có số ý kiến bâng quơ rằng ông có thể là Yelsin của Việt Nam (trước đó thì tầm quan trọng của một nhân vật tương tự như vậy được dành cho ông Dũng), rồi lại ý kiến của Carl Thayer nhắc rằng Hoa Kỳ cần tăng cường quan hệ chiến lược với Việt Nam [5] , hay như những cái tít kiểu “ông Triết muốn thân Mỹ hơn nữa” [6] … khiến hỏa mù càng trở nên dày đặc… Tất cả những điều đó đều góp phần ý biện hộ cho bộ máy toàn trị, đều vô tình hay cố ý để thuyết phục Hoa Kỳ duy trì chiến lược liên kết với Việt Nam cho dù có sự đàn áp nghiêm trọng đối với những người dân chủ.

39. Đã hoàn toàn lộ rõ rằng trong chiến lược của Việt Nam, Hoa Kỳ chỉ được dùng vào thế cờ gài, phải bảo vệ cho Việt Nam nhưng lại ở vị thế cần đến Việt Nam. Điều này có lẽ phần nào cũng có phần của sự thổi phồng về vị thế chiến lược của Việt Nam và quan hệ với Hoa Kỳ. Còn về đối nội, cũng đã lộ rõ rằng những cải cách chính trị cải lương và nhỏ giọt ít có cơ may tái tục với nhịp điệu như vừa qua, mà điển hình là vai trò của Quốc hội mới không những không được tăng cường mà còn bị đẩy lùi, qua những biểu hiện và kết quả của cuộc bầu cử vừa rồi…

Trong tình thế như vậy, nếu tiếp tục cái gọi là “tầm chiến lược” trong quan hệ Việt - Mỹ theo nghị trình ban đầu nhưng thực chất và hiệu quả chỉ gói gọn trên nền tảng kinh tế và bảo đảm an ninh, thì rốt lại cũng chỉ là giúp tăng cường thanh thế chính trị của Hà Nội và bảo toàn cho nền toàn trị mà thôi.

40. Thả Nguyễn Vũ Bình, Lê Quốc Quân, và có thể sẽ thả Trần (Thị) Thuỳ Trang là chứng tỏ thật tâm của Hà Nội chăng? Hoàn toàn ngược lại.

Với Nguyễn Vũ Bình, hành động của Hà Nội chỉ chứng tỏ sự coi thường Hoa Kỳ mà thôi, khi chỉ cùng con người này mà năm lần bảy lượt họ đem ra vờn và nhử, đúng với “tầm chiến lược” của giới cầm quyền. Với hai luật sư sau, họ chưa bị cả một chiến dịch truyền thông nhà nước “vạch mặt”, chưa thành án, việc trả tự do cũng không phải là khó khăn. Quãng thời gian hai người này bị bắt cũng không xê xích nhiều với Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân nhưng tình hình lại khác nhiều. Khi có tin về sự trắc trở có thể nào đó đối với chuyến đi của ông Triết, việc sẽ có thể thả Quân và Trang, cùng với Bình, được tung ra lập tức. Những điều này phần nào chứng tỏ ngoài Bình, đây có thể đã là hai con bài được chọn để dự phòng từ xa cho tình huống phải chứng tỏ thiện chí.

41. Người ta đã chưa hiểu hết tư duy và hành động chính trị của Việt Nam nên có thể nói việc phản hồi chiến dịch đàn áp chưa nhắm trúng vào gót chân Achilles của họ. Một ghế trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ư? Có cũng tốt, không có thì có nào hề hấn gì, quan trọng là cái ghế độc tôn của họ không bị tình trạng dân chủ làm cho lung lay. Các nghi lễ đón tiếp cấp nhà nước bị cắt bỏ đối với Nguyễn Minh Triết ư? Điều này có giá trị biểu tượng rất cao đối với các cộng đồng dân chủ, nơi có tự do ngôn luận và tự do thông tin, có sự phán xét của dân chúng dành cho chính quyền đối với hình ảnh bị tổn hại của đất nước. Nhưng với Việt Nam, không có điều gì họ lại không biến được thành thành công vang dội và người dân không hề phán xét được giới cầm quyền cho dù họ có gây ra những phá hại lớn đến đâu chăng nữa.

42. Chừng nào chưa nguy hại trực tiếp đến những tính toán chiến lược về kinh tế, và đặc biệt là chiến lược quân sự, an ninh lãnh thổ của Việt Nam, họ sẽ không bao giờ nhân nhượng có thực chất trong vấn đề dân chủ và nhân quyền. Những sứt mẻ hay góc tối về ngoại giao chẳng là gì cả khi mà tiền cứ đổ vào để vỗ béo cho nền toàn trị, khi mà cứ “cầu cạnh” để được bảo đảm an ninh cho họ.

43. Cứ thách thức nhà cầm quyền Việt Nam nghiêng hẳn sang Trung Quốc mà xem, họ có dám không. Nếu họ dám, chẳng mấy chốc ta sẽ thấy Trung Quốc chớp lấy thời cơ như thế nào. Ta cũng sẽ nhanh chóng chứng kiến ngay trong Đảng họ phải “xử” nhau thôi…

44. Trên bàn cờ Đông Nam Á, Hoa Kỳ đã từng không có Việt Nam như một đồng minh, nay cũng không vì thế mà thất thế. Trung Quốc đang lên ư? Đúng, nhưng nên nhớ Trung Quốc lên thì không vì thế mà các nước khác dừng lại, vấn đề là có sự chia sẻ trách nhiệm quốc tế.

45. Ở Đông Nam Á phần nhiều là những nhà nước dân chủ chưa hoàn thiện hoặc độc tài, họ chủ trương “không can thiệp vào công việc nội bộ” của nhau là phải. Họ cứ phản đối Hoa Kỳ trong việc phê phán tình hình dân chủ của khu vực nhưng lại mặc nhiên dựa dẫm vào quốc gia này trong chiến lược an ninh lãnh thổ. Cả hai mặt này họ giống với Việt Nam nhưng họ lại không bức bách như Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc. Thái độ của họ là vô trách nhiệm trong bối cảnh địa-chính trị chung, để mặc cho Hoa Kỳ, Việt Nam, Trung Quốc giải quyết các quan hệ và họ hưởng lợi.

Vấn đề giờ đây là Hoa Kỳ phải có những bước đi đặt họ vào suy nghĩ và hành động địa-chính trị chung. Nếu họ không cùng hỗ trợ Hoa Kỳ trong việc xử lý các quan hệ có liên quan với Việt Nam để vừa tạo được hợp tác chiến lược vừa giữ vững các giá trị dân chủ và nhân quyền, thì giả định khi Hoa Kỳ chọn lại giải pháp buông Việt Nam, phòng tuyến Đông Nam Á dời về nam, khi đó chính họ sẽ là những người đầu tiên đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng thay vì sự “thanh thản” đến độ vô lý như hiện nay.

46. Trung Quốc lớn mạnh thì Nhật Bản và Nam Hàn cũng hùng cường, nên không vì thế mà họ vẫn tiếp tục nhận sự bảo hộ an ninh một chiều từ phía Mỹ. Trách nhiệm chung về an ninh địa-chính trị của khu vực đang thật sự đặt ra đối với họ.

Nhật Bản và Nam Hàn đều chia sẻ tuyến hàng hải vào biển Nam Trung Hoa và qua Malacca, đặc biệt Nhật gần như sử dụng 100% nguồn cung cấp nhiên liệu từ bên ngoài và vận chuyển hàng hải có tầm quan trọng chiến lược. Sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc trên vùng biển này là điều mà hai nước Đông Bắc Á này sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ. Hoa Kỳ - đồng minh của họ - đang phải giải quyết vấn đề, và họ cần hỗ trợ. Nếu họ cứ thản nhiên tăng cường hợp tác kinh tế với Hà Nội mà không có bất kỳ động thái nào thể hiện thái độ dân chủ của mình nhằm gia tăng sức ép buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng những cam kết dân chủ và nhân quyền, thì khi Hoa Kỳ buộc phải chuyển hướng đối tác chiến lược trong tiểu vùng Đông Nam Á nhằm đối phó với Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn càng sẽ phải đau đầu hơn và bỏ ra nhiều chi phí hơn là nguồn lợi kinh tế có được từ Việt Nam, để bảo vệ các quyền lợi chiến lược của chính họ.

Ngoài ra, việc tính toán lại sự hiện diện và sức mạnh quân sự của hai quốc gia Đông Bắc Á này cũng là điều đến lúc nên làm để tạo đối trọng chia sẻ gánh nặng đang dồn xuống phía nam.

47. Cuộc gặp hôm 29.05 của Tổng thống George Bush, Phó tổng thống Dick Cheney và những nhân vật cao cấp nhất của chính quyền Hoa Kỳ, với đại diện bốn tổ chức chống chế độ toàn trị Hà Nội của người Việt tại Hoa Kỳ, phần nào cho thấy dân chủ không phải là giá trị mà người Mỹ có thể hy sinh. Dù đây có thể nói là một động thái vô tiền khoáng hậu, nhưng nó mang tính thực chất và hữu hiệu hay chỉ nhằm trấn an người Việt dân chủ và dằn mặt Việt Nam, đến đây vẫn chưa thể kết luận được.

Chúng ta hoan nghênh và rất biết ơn những nỗ lực thật tâm và rất hữu ích của lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ nhằm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh dân chủ trong nước, nhưng vẫn cần dành lại sự nghi ngờ nhất định.

48. Thực tế, chiến lược và sách lược của Hoa Kỳ dưới thời của Tổng thống Bush đem lại tác động xấu cho sự phát triển tinh thần dân chủ ở nhiều nơi. Iraq là điển hình, sự ham hố vặt vãnh về tiếng tăm của một nội các quyết đoán và quyền uy tột đỉnh đã khiến họ chỉ còn thấy giải pháp quân sự - mà lại là một giải pháp quân sự què cụt khi không hề có những chiến thuật và đường lối đúng hướng cho thời kỳ chiếm đóng - trong khi có những tin tức cho hay Saddam Hussein thậm chí đã đánh tiếng nhượng bộ tất cả, luôn đến việc rời chức. Tình hình Iraq “hậu chiến thắng” đã giúp các nền độc tài, trong đó có Việt Nam, khai thác tối đa để xuyên tạc trạng thái dân chủ và tôn vinh trạng thái chuyên chế.

Lần này trong tương quan giữa toàn trị và dân chủ Việt Nam thì sao, đối với Hoa Kỳ sẽ là một chiến lược và những chiến thuật căn cơ và có hệ thống, hay lại là những ham hố vặt vãnh về tiếng tăm?

Có thể nói nếu hợp tác chiến lược với Việt Nam trở thành hiện thực, Mỹ có thể lại hiện diện về chính trị và quân sự tại đây. Và đó sẽ là một thắng lợi vang dội của chính quyền Bush. Ngoài việc tạo thành công tiền đề trong tính toán tương quan lực lượng trên biển Nam Trung Hoa, nó vừa trả lại món nợ 32 năm trước, vừa lấy lại thanh danh của nội các và Đảng Cộng hoà trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lại đang gần kề. Nếu không có những đường hướng chiến lược cụ thể tuỳ theo chuyển biến của tình hình, mà chỉ biết chạy theo tiếng thơm là đưa người Mỹ chính thức trở lại Việt Nam, thì lần này việc Nhà trắng lại chỉ thấy có một giải pháp, tức nhượng bộ Việt Nam về dân chủ và nhân quyền để đạt đến “quan hệ chiến lược”, là một khả năng cũng không nhỏ.

49. Quan hệ chiến lược với Việt Nam là cần thiết, hữu ích và đáng hoan nghênh, nhưng đó không phải là chọn lựa tất yếu và duy nhất. Hơn nữa, trong quan hệ này Việt Nam mới chính là người có quyền lợi trực tiếp và sống còn.

Quả thật, chuyện các nhà đối lập ôn hoà tại Việt Nam và quan hệ chiến lược Việt Nam - Hoa Kỳ đang đặt siêu cường vào một sự lựa chọn địa-chính trị. Nếu dân chủ và nhân quyền không còn là giá trị tối thượng trong tương quan đó, thì rồi đến một ngày các nhà toàn trị Việt Nam sẽ ghi vào “trang sử vàng của Đảng” về việc “phân hoá và sử dụng kẻ thù phục vụ cho những mục đích chiến lược và bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội”.

50. Không tư duy kiểu cuộc sống hàng ngày để mà nóng vội quyết định ngay, nhưng cũng không thể không duyệt lại toàn bộ bối cảnh có liên quan để dự phóng những hướng chuyển khả dĩ.

Có lẽ diễn tiến dân chủ trong nước trong quãng thời gian sau chuyến đi của ông Triết đến trước chuyến đi của ông Dũng căn bản sẽ đủ để mọi thứ “chiến lược” cần được quyết định theo hướng thích hợp nhất…

© 2007 talawas


--------------------------------------------------------------------------------
[1]Đã dự trù tất cả, từ việc không cho Lê Thị Công Nhân hay Nguyễn Văn Đài thoát ra (ít ra là giới cầm quyền nghĩ đó là đường thoát) qua những chuyến đi ra nước ngoài, cho đến việc Lê Trí Tuệ “mất tích” ngay cả khi đã sang Cambodia và được Cao uỷ Tỵ nạn cấp qui chế, rồi hành động quyết liệt khi Nguyễn Quốc Tuấn công bố kháng thư của mình cùng cáo trạng của chính quyền đối với Nguyễn Quốc Huy, bất chấp các thủ tục tố tụng thành văn, như một hình thức xiết chặt sự cô lập và bao vây về thể chất, tinh thần đối với các nhà dân chủ đang bị giam giữ…
[2]Điều này, nói cho đúng ra, là giới lãnh đạo toàn trị Việt Nam cần một chỗ dựa quốc tế cho quyền lực và quyền lợi của nhóm đầu sỏ, chứ bản thân họ biết Trung Quốc từ xưa đến nay chưa bao giờ là chỗ dựa lưng cho đất nước cả.
[3]Dùng sản phẩm của Microsoft thì không chỉ có Việt Nam, nhưng khắp nơi trên thế giới khi dùng người ta chỉ việc bỏ tiền ra mua, có cần thiết tiến hành đại lễ cấp quốc gia như Việt Nam làm không?
[4]Nên nhớ mọi người Việt chưa làm đơn chính thức xin bỏ quốc tịch Việt Nam và được Bộ Tư pháp đồng ý, thì dù họ có ở đâu, Việt Nam vẫn xem là công dân của mình. Đằng này, giới toàn trị lại chữa thẹn bằng cách nói Tổng thống Mỹ gặp công dân Mỹ là chuyện bình thường. Đó là còn chưa kể họ gặp nhau để trực tiếp bàn về chuyện đàn áp của Việt Nam, “can thiệp vào công việc nội bộ” quá rõ rồi còn gì.

[5]Tôi có cảm giác rằng mặc dù có những ý kiến rất giá trị, dường như các nhà nghiên cứu nước ngoài về chính trị Việt Nam đã không những không nắm hết mọi vấn đề về văn hoá chính trị, đạo đức chính trị, tâm lý chính trị… của nền toàn trị Việt Nam, cũng như những thay đổi tình huống trong diễn biến của nó; họ còn không đặt lợi ích của nhân dân và nền dân chủ Việt Nam lên trên, mà chỉ nhắm làm cho sao Hoa Kỳ và Việt Nam “ổn thoả” để siêu cường này gánh vác hết trách nhiệm trước vấn đề Trung Quốc, và như thế sẽ… nhẹ nhàng bớt cho trách nhiệm của đất nước họ chăng? Bài của Carl Thayer mà tôi nhắc đến ở trên và bài mới đây nhất, cách nhau chẳng bao xa và trong cùng một bối cảnh, đã có sự thay đổi trong thái độ xử lý của ông về quan hệ chiến lược Mỹ - Việt…

[6]Bài này của BBC, sau đó đổi tựa thành Đưa hợp tác Việt-Mỹ lên “tầm cao mới”.

http://tiengnoitudodanchu.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4200

*
***
*

Báo VC

Tôn trọng tự do, dân chủ

9:54, 06/05/2007


Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng các quyền tự do, dân chủ. Trên lãnh thổ Việt Nam không có ai bị bắt giữ vì lý do chính kiến, hoặc vì lý do tôn giáo, chỉ có những người vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.



Đúng như Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ngày 5/5 đã khẳng định trong buổi tiếp Thiền sư Thích Nhất Hạnh và đại diện thiền sinh, cư sĩ trong Đoàn tăng thân Làng Mai (Pháp) tới chào xã giao, nhân dịp về thăm Việt Nam theo lời mời của Ban Phật giáo quốc tế thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương nhất quán tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.

Thời gian qua, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam được tuyên truyền công khai và rộng rãi trong chức sắc, tín đồ tôn giáo và trong toàn xã hội để mọi người cùng biết và thực hiện. Do sự phát triển của các vùng, miền có khác nhau, có những lúc, những nơi vẫn chưa thực hiện tốt chính sách tôn giáo, nhưng những chuyển biến trong hoạt động tôn giáo bước đầu đã khẳng định việc thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam không chỉ trên văn bản mà đã đi vào đời sống tôn giáo, đời sống xã hội.

Chúng ta đã không chỉ một lần khẳng định cả bằng lời nói và việc làm thực tế: Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng các quyền tự do, dân chủ. Ở Việt Nam không có ai bị bắt giữ vì lý do chính kiến, hoặc vì lý do tôn giáo, chỉ có những người vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, một nền pháp trị chân chính không bao giờ đồng nghĩa với việc mũ ni che tai trước những hành động cố tình vi phạm luật pháp, dù trong bất cứ lĩnh vực nào. Cây muốn lặng nhưng gió chẳng đừng, đúng như người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta đã khẳng định ngày 3/5, trước việc một số đối tượng gần đây lạm dụng các quyền về tự do, dân chủ, tiến hành các hành vi vi phạm pháp luật và chính sách của Nhà nước Việt Nam, phá hoại an ninh, trật tự và ổn định xã hội, chúng ta đã buộc phải xét xử nghiêm minh những người này. Đó là việc làm bình thường, theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Việc Hạ viện Mỹ vừa thông qua Nghị quyết Nhân quyền 243, trong đó yêu cầu Việt Nam thả một số đối tượng đã bị các cơ quan chức năng Việt Nam xử lý trong thời gian gần đây, là cực kỳ sai trái, dù nhìn trên bất cứ phương diện nào.

Cố tình đánh lận con đen, Nghị quyết đó cũng đưa ra cái gọi là Việt Nam vi phạm nhân quyền và do vậy theo họ, không nên để Việt Nam trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Đây thực sự là những đòi hỏi phi lý, mang đầy tính áp đặt, không phù hợp với tiến trình phát triển tích cực trong quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.

Nếu tiếp cận một cách trung thực và khách quan với thực tế ở Việt Nam hiện nay, có thể dễ dàng nhận thấy, ở đây không có ai là tù nhân chính trị, hay "tù nhân lương tâm". Những đối tượng mà nghị quyết Hạ viện Mỹ vừa thông qua ra sức bảo vệ chính là những phần tử đã nhiều lần có các hành động vi phạm pháp luật Việt Nam.

Đó đơn thuần chỉ là những phần tử đã lạm dụng các quyền tự do dân chủ để tiến hành các hành động vi phạm pháp luật, phá hoại an ninh, trật tự, ổn định xã hội mà bất cứ một quốc gia pháp trị và tự trọng nào cũng không thể dung thứ.

Cũng phải thẳng thắn nói rằng, hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đang có lợi ích chung trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên nền tảng rộng lớn, ổn định và hiệu quả. Việt Nam sẵn sàng đối thoại thẳng thắn và cởi mở về những vấn đề mà phía Hoa Kỳ quan tâm, để tăng cường hiểu biết giữa hai bên và không để những khác biệt ảnh hưởng đến sự phát triển của quan hệ hai nước trên các lĩnh vực. Nhưng Việt Nam không bao giờ chấp nhận những thái độ áp đặt, kẻ cả, có xu hướng can thiệp vào công việc nội bộ của nước mình.


Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Thiền sư Thích Nhất Hạnh và các nhà sư trong đoàn. Ảnh: TTXVN.


Đúng như Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói trong buổi tiếp Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thời gian qua, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam được tuyên truyền công khai và rộng rãi trong chức sắc, tín đồ tôn giáo và trong toàn xã hội để mọi người cùng biết, chấp hành và thực hiện.

Do sự phát triển của các vùng, miền có khác nhau, có những lúc, những nơi vẫn chưa thực hiện tốt chính sách tôn giáo, nhưng những chuyển biến trong hoạt động tôn giáo bước đầu đã khẳng định việc thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam không chỉ trên văn bản mà đã đi vào đời sống tôn giáo, đời sống xã hội…

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn luôn tôn trọng các quyền tự do dân chủ của các công dân. Đó là sự thật không gì có thể làm lu mờ.

CAND

http://www.cand.com.vn/vi-VN/thoisuxahoi/thoiluan/2007/5/103953.cand

-----
bài liên quan:

- Thiền Sư Nhất Hạnh lai về nuơc 2007 de lam gi ? Thiền sư giải oan cho ai ?? ...
- Kẻ trộm linh hồn

Friday, June 22, 2007

Hơn 3000 Đồng Hương Xuống Đường Tại WA

Hơn 3000 Đồng Hương Xuống Đường Tại WA

Audio - Hoa Thịnh Đốn: Hơn 3000 Người Tỵ Nạn Cộng Sản Xuống Đường - Việt Gian Nguyễn Minh Triết Chui Cửa Hậu Vào Tòa Bạch Ốc!

Thâu từ Diễn Đàn Tiếng Nói Tự Do Của Người Dân Việt Nam (Paltalk)

(Hình của Tuyết Mai chụp vào ngày 21-06)



Hơn 3000 người Việt tỵ nạn cộng sản từ khắp các tiểu bang Hoa Kỳ tụ về Hoa Thịnh Đốn, đã xuống đường chống Việt gian Nguyễn Minh Triết vào sáng ngày 22 tháng 06, 2007. Việt gian Nguyễn Minh Triết phải chui vào cửa hậu vao Tòa Bạch Ốc. Xin mời quý bạn đọc theo audio cuộc biểu tình trước tòa Bạch Ốc.
Đoạn 1

Tốc Độ 56K Modem
Lấy Xuống Máy Nghe
Xin bấm vào đây để nghe
Xin bấm đây để lấy xuống nghe

Đoạn 2

Tốc Độ 56K Modem
Lấy Xuống Máy Nghe
Xin bấm vào đây để nghe
Xin bấm đây để lấy xuống nghe

Đoạn 3

Tốc Độ 56K Modem
Lấy Xuống Máy Nghe
Xin bấm vào đây để nghe
Xin bấm đây để lấy xuống nghe

Đoạn 4

Tốc Độ 56K Modem
Lấy Xuống Máy Nghe
Xin bấm vào đây để nghe
Xin bấm đây để lấy xuống nghe









Chiến Dịch "Truy Lùng" Nguyễn Minh Triết và Phái đoàn CSVN

Video Nguyễn Minh Triết triều kiến "Đế Quốc Mỹ"



Trang Chính Chiến Dịch "Truy Lùng" Nguyễn Minh Triết và Phái đoàn CSVN

Tuyến đầu
NEW YORK
New York 1
New York 2
New York 3
New York 4
New York 5


Tin và Hình Ảnh từ "mặt trận New York"
Cộng Đồng Người Việt Áp Đảo Phe Cộng Sản
Xem Hình Ảnh Xem Video Nghe âm thanh trực tiếp

Toàn bộ tin tức và hình ảnh liên quan đến chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Nguyễn Minh Triết và Phái đoàn CSVN
NEW YORK WASHINGTON CALIFORNIA

Mặt trận Thủ Đô
WASHINGTON
Washington 1
Washington 2
Washington 3
Washington 4
Washington 5

Xem Video Nguyễn Minh Triết triều kiến "Đế Quốc Mỹ"

Video Vie^.t Gian Co^.ng Sa?n Nguye^~n Minh Trie^'t Trie^`u Kie^'n To^?ng Tho^'ng Bush
http://www.whitehouse.gov/news/releases/2007/06/20070622-2.wm.v.html


Mặt trận phía Nam
CALIFORNIA
California 1
California 2
California 3
California 4
California 5

*
***
*

Biểu tình phản đối Triết và nhà nước CHXHCN Việt Nam


DCVOnline

WASHINGTON, D.C. – Tổng thống Bush nói với Chủ tịch Triết:
I also made it very clear that in order for relations to grow deeper that it's important for our friends to have a strong commitment to human rights and freedom and democracy. I explained my strong belief that societies are enriched when people are allowed to express themselves freely or worship freely.

Tôi cũng nói rất rõ để mối giao hảo tốt đẹp điều quan trọng là Việt Nam cần có cam kết tôn trọng nhân quyền, tự do và dân chủ. Tôi giải thích niềm tin mãnh liệt rằng xã hội chỉ giàu đẹp hơn khi người dân được quyền phát biểu tự do về chính trị và có tự do tôn giáo.

Nghe: Tổng thống Bush

Nghe: Chủ tịch Triết


Nguyễn Minh Triết và G.W. Bush
Nguồn: http://www.whitehouse.gov/

Đã có khoảng 1500 người, trong đó có nhiều thiếu niên đã tham gia biểu tình tại công viên La Fayette ngay trước cổng chính tòa Bạch Ốc bắt đầu từ 9 giờ sáng nay, giờ địa phương.

Người biểu tình đến từ nhiều tiểu bang khác nhau của Hoa Kỳ và từ Canada.

Phóng viên Đàn Chim Việt có mặt tại chỗ cho biết thời tiết rất tốt và đặc biệt có khoảng 50 người sắc tộc đang cư ngụ tại North Carolina cũng đến tham gia biểu tình.

Theo một nguồn tin khác, ông Nguyễn Thanh Phong, chủ tịch cộng đồng New York phát biểu trên một phòng hội luận của Paltalk cho hay có đến trên 3000 người tham gia cuộc biểu tình này.

Những người biểu tình hô to các khẩu hiệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh với nội dung đòi trả tự do cho những người bất đồng chính kiến hiện đang bị giam giữ và quản thúc, phản đối các hành động vi phạm nhân quyền, đòi dân chủ tự do và phản đối sự tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam.

Phóng viên cho hay bức ảnh Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng tại phiên tòa trở thành chủ đề chính của cuộc biểu tình.

Một người tự giới thiệu là Sophie đến từ Florida đã cho biết có ít nhất 5000 áo thun in bức ảnh này đã được bán ra.

Khoảng 11:15 giờ địa phương phóng viên Đàn Chim Việt nhận được tin phái đoàn của chủ tịch Triết đã vào Tòa Bạch Ốc bằng cổng sau trong khi ở cổng chính đoàn người vẫn tiếp tục biểu tình và la to các khẩu hiệu.

Cuộc biểu tình đã thu hút được nhiều phóng viên của các hãng truyền thông quốc tế đến quan sát và đưa tin.

Trang web của chính phủ Mỹ đã phát đi lời tuyên bố “Tổng thống Bush ngày hôm nay đón chào chủ tịch Nguyễn Minh Triết đến tòa Bạch Ốc để thảo luận quan hệ kinh tế và thương mại năng động giữa hai nước, hợp tác về y tế và phát triển, quan hệ văn hóa, giáo dục và cam kết chung nhằm giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại”.

Tuy nhiên, tin tức cho hay bên trong phòng Bầu Dục, chủ tịch Triết cũng đã nhận được một thông điệp khá cứng rắn của tổng thống Bush về nhu cầu Hà Nội phải cải tổ kinh tế và tăng việc tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo.

Được biết có nhiều nhân viên cảnh sát giữ trật tự đã được tăng cường và cách ly đoàn biểu tình với cổng chính Nhà Trắng khoảng 20m.

Chiều hôm qua 21/6, Nguyễn Minh Triết cũng đã phải đương đầu với một loạt câu hỏi về vấn đề nhân quyền trong buổi gặp gỡ với các lãnh đạo quốc hội Hoa Kỳ, trong đó có bà Nancy Pelosi là chủ tịch Hạ Viện.

Trước đó, ngày 20/6 bà Pelosy đã tiếp xúc và trao đổi với một số công dân Mỹ gốc Việt về vấn đề nhân quyền, dân chủ của Việt Nam tại văn phòng hạ viện.

Bấm vào đây để xem 6 video clips.

Bấm vào đây đến trang xem Video TT Bush tiếp CT Triết ở Nhà Trắng


Xem tiep hinh anh:
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3497

*
***
*

Bush Mừng Nguyễn M Triết Đến Triều Kiến

Lúc 11 giờ trưa ngày thứ Sáu 22 tháng 06, 2007, Việt gian Nguyễn Minh Triết phải đi cửa hậu để vầo triều kiến tổng thống Bush. Bản tin báo chí của tòa Bạch Ốc vừa đưa tin bản nói chuyện của hai bên. Tổng thống Bush một lần nữa nhấn mạnh với Việt gian Nguyễn Minh Triết rằng phải tôn trọng nhân quyền, tự do dân chủ và quyền tự do tôn giáo. Sau đây là nguyên văn bản tin báo chí của Tòa Bạch Ốc.




Remarks by President Bush and President Nguyen Minh Triet of Vietnam in Photo Opportunity


White House News



REMARKS BY PRESIDENT BUSH
AND PRESIDENT NGUYEN MINH TRIET OF VIETNAM
IN PHOTO OPPORTUNITY
The Oval Office
10:50 A.M. EDT


PRESIDENT BUSH: Mr. President, thank you for coming. Laura and I remember very fondly our trip to your beautiful country. And I remember so very well the warm reception that we received from your government and the people of Vietnam.
I explained to the President we want to have good relations with Vietnam. And we've got good economic relations. We signed a Trade and Investment Framework Agreement. And I was impressed by the growing Vietnamese economy.


I also made it very clear that in order for relations to grow deeper that it's important for our friends to have a strong commitment to human rights and freedom and democracy. I explained my strong belief that societies are enriched when people are allowed to express themselves freely or worship freely.


I thanked the President for his continued cooperation on the issue of POWs and MIAs. I saw firsthand that cooperation when I was in Vietnam. We are now extending our search to missing remains in some of the coastal regions of Vietnam.
And I also told the President that Congress recently passed appropriations measures to help with dioxin, or Agent Orange. It has helped the people of his country. And, as well, we're firmly committed to helping Vietnam in the battle against HIV/AIDS.
And so, we welcome you, Mr. President. And thank you for the frank and candid discussion.


PRESIDENT TRIET: (As translated.) Upon the kind invitation extended to me by President Bush, I have decided to make this official visit to the United States. And I would like to thank Mr. President for your warm and kind hospitality. And also, to you, I would like to extend my thanks to the American people for their warm hospitality.


Over the last couple of days, I have had the fortunate opportunity to meet with a large number of American people and American businesses. And everywhere I went and anywhere I met, I always -- I was always extended good hospitality and cooperation.
It's very impressive that yesterday I had a chance to visit a farmer who raised grapes. And the life is very happy, and they have a warmth of feelings toward Vietnam. And the owner had to hug me several times, hesitating to say good-bye to us. And that demonstrates the desire for friendship between our two peoples.


And President Bush and I have had productive and constructive discussions. And both sides agree that our bilateral relationship has continued to develop. Especially since Mr. President's last visit to Vietnam, our relations have witnessed a new, fine development. On the economic front, our cooperation has been intensified. In addition to that, our cooperation has also intensified in other areas such as humanitarian cooperation, science, technology, education and training.


And I sincerely thank the U.S. government and people for your aid to HIV patients. And we highly appreciate the Congress appropriations for dioxin and Agent Orange victims. And I believe that the increased and good relationship between our two country [sic] would benefit not only our two countries, but also constitute a constructive factor for safeguarding peace and stability in our region.


And we have also discussed on specific measures of how to advance further our relations in a wide range of areas, be it political, economic, trade, investment, education, or training, humanitarian, et cetera. And in short, our relations are broadened, deepened on a sustainable and effective -- in a sustainable and effective manner. And as Mr. President has mentioned, both sides have just signed a Trade Investment Framework Agreement, TIFA, and many other high-value economic agreements and contracts.


Mr. President and I also had direct and open exchange of views on a matter that we may different [sic], especially on matters related to religion and human rights. And our approach is that we would increase our dialogue in order to have a better understanding of each other. And we are also determined not to let those differences afflict our overall, larger interest.


And I also would like to take this opportunity to send a message to American people, particularly the good feelings from Vietnamese people to American people. I would like to tell you that Vietnam nowadays is a stable, peaceful and friendly country. And Vietnamese people want to have a good consolidarity and friendship with American people. And so if both peoples both want peace, friendship and solidarity, then we should join hands and march toward the future.


And on this occasion, I also would like to extend my warmest greetings to my fellowman living in the United States. And Vietnamese Americans are part and parcel of the Vietnamese nation. And it is my desire to see them succeed, and hope they will continue to serve as a bridge of friendship between our two countries.


And so, once again, I would like to thank Mr. President and the U.S. government and American people for your warm hospitality.


PRESIDENT BUSH: Thank you, sir.
END 11:04 A.M. EDT


http://www.whitehouse.gov/news/releases/2007/06/20070622-1.html

Sunday, June 17, 2007

Vượt tường lửa qua message skype

5- Vượt tường lửa qua trung gian skype : goi message skype

a/ vao skype download:
http://www.skype.com/intl/fr/download/skype/windows/downloading.html
google: đánh KEY 'skype' tìm để tải xuống máy

b/ install skype trên máy của bạn
c/ đặt (create) 2 account cho bạn trong skype (nếu bạn aã có 2 account rồi thì khỏi làm phần a/, b/ c/ ; nếu bạn chưa có account thì khởi động skype và create 2 account cho bạn !)
Ví dụ, bạn có 2 account là : my_account1, my_account2;

d/ bạn login vào skype bằng account1;
- bạn "kêu" my_account2 (1 windowws mở ra)
- bạn chuẫn bị 1 message : copy/paste của link website bị tường lửa cấm (hoặc đánh bằng tay), ví dụ:
http://www.vietbao.com/
http://www.tdngonluan.com/
...
vào phần chép message sẽ gởi đi cho my_account2; bấm gởi đi (send);
- từ my_account1, bạn gởi (send) message này cho my_account2 (chưa có login)

e/ bạn ra (logout) my_account1 khỏi skype
f/ bạn vào (login) bằng my_account2;
- bạn sẽ nhận được 1 message gởi bởi my_account1
- bạn vào đó, bấm vào link (bi vn bưng bít) đã nằm trong message gỏi bởi account1;
- bạn sẽ vào được :

Vài links bi cám:
http://www.rfa.org/vietnamese/
http://streamer1.rfa.org/rfa/VIE/KPEaudio.html Rfa KPEaudio
http://streamer1.rfa.org/audio/VIE/VIE.html Vietnamese Archives on STREAMER1 download
http://www.voanews.com/Vietnamese/
http://www.vietbao.com/
http://www.tdngonluan.com/
http://www.doi-thoai.com/
http://www.ykien.net/blog/index.php

g/ khi muốn rời internet, nhớ logout (ra) my_account2 khỏi skype và xóa History (vào options internet IE) !!!!

****
*

- SKYPE: FREE Chat voice, text, phone
(pc to phone, pc to pc, ...)

Vượt tường lửa qua message skype:

1/ download skype
2/ install skype
3/ create 2 account (acc1, acc2) , neu chua lam
4/ login vao skype bang acc1
5/ share nhung chi tiet (details) cua acc1 voi acc2, va nguoc lai (voi login acc2, sau khi lam xong acc1, logout)
- search acc2 tren skype, va ADD acc2 vao list acc1
- SEND nhung links website duoi day cho acc2

6/ logout acc1
7/ login vao skype bang acc2
8/ share nhung chi tiet (details) cua acc2 voi acc1,
- search acc1 tren skype, va ADD acc1 vao list acc2
- SEND nhung links website duoi day cho acc1

9/ logout acc2

10/ login vao bang acc1
11/ se thay nhan duoc message (links website) goi boi acc2
- neu khong thay, thi vao phan history, message ma acc1 goi cho acc2, chua den duoc,

12/ click vao nhung links nay, se Vuot tuong lua, den nhung website bi ngan can !

13/ nhung lan sau, chi can login vao acc1 cua minh, khong lam nhung phan 1-9, thi chi can vao noi nhan nhung message, click vao link (message) nhan duoc la se vuot tuong lua !

*******
- Vượt tường lửa
- Vượt tường lửa qua trung gian skype : goi message skype co chua links website muon vao
- VTL Vượt trùng dương - sự thật

- Đường vào paltalk : FREE Chat voice, text, hội luận, học tiếng, nghe nhạc, ...
- Radio hải ngoại

Friday, June 1, 2007

Ý Nghĩa Của Một Cuộc Gặp Gỡ

Ý Nghĩa Của Một Cuộc Gặp Gỡ


Trung Điền


Chiều ngày 29 tháng 5 vừa qua, Tổng Thống George W Bush cùng với Phó Tổng Thống Dick Cheney đã tiếp đón bốn vị đại diện của bốn tổ chức đấu tranh của Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại văn phòng Oval trong Tòa Bạch Ốc. Đây có thể coi là một sự kiện hy hữu khi Tổng Thống của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ tiếp kiến đại diện của lực lượng đấu tranh chống lại một chính quyền mà Hoa Kỳ có bang giao; đồng thời đây cũng là biến cố đầu tiên Hoa Kỳ chính thức công nhận nỗ lực tranh đấu của người Việt quốc gia tại Hoa Kỳ, sau 32 năm tỵ nạn tại Mỹ.


Cuộc gặp gỡ nói trên đã được Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (NSC) - cơ quan hoạch định các chính sách mang tính chiến lược cho Tổng thống nằm trong Tòa Bạch Ốc- tiến hành trong vòng 10 ngày vừa qua với mục tiêu giúp Tổng Thống Bush lắng nghe trực tiếp về tình hình và các nhu cầu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ tại Việt Nam từ những người lãnh đạo các tổ chức đấu tranh trong cộng đồng. Kết quả là Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đã thay mặt Tổng Thống Bush, chính thức gửi thư mời ông Đỗ Hoàng Điềm (Chủ tịch Đảng Việt Tân), ông Đỗ Thành Công (Sáng lập đảng Dân Chủ Nhân Dân), Tiến sĩ Lê Minh Nguyên (Đại diện Mạng Lưới Nhân Quyền) và Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân (Chủ tịch Cao trào nhân bản) tham dự cuộc trao đổi về tình hình nhân quyền Việt Nam.


Trong buổi tiếp xúc với Tổng thống George Bush, Phó tổng thống Dick Cheney, Chánh văn phòng toà Bạch Ốc Joshua Bolten và Cố vấn an ninh quốc gia Steve Hadley, phái đoàn Việt Nam đã chia xẻ về những chính sách cai trị hà khắc của bộ máy độc tài Cộng sản Việt Nam, đồng thời kêu gọi Tổng Thống Bush phải cứng rắn và đưa Hà Nội trở lại trong danh sách những nước đáng quan tâm (CPC). Tổng Thống Bush có hứa là ông ghi nhận các nguyên vọng của bốn vị đại diện và sẽ đặt vấn đề này khi gặp Chủ tịch CSVN Nguyễn Minh Triết vào tháng 6. Có lẽ cuộc gặp gỡ vừa qua không cần nhiều nội dung trao đổi vì chính quyền Hoa Kỳ, nhất là Bộ Ngoại Giao và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đã nắm bắt tình hình đàn áp chính trị tại Việt Nam khá chính xác. Vấn đề là tại sao Tổng Thống Bush và chính quyền Hoa Kỳ lại chọn lựa thời điểm cuối tháng 5 để gặp gỡ những nhà lãnh đạo các lực lượng đấu tranh chống chế độ Hà Nội, trong khi lại chuẩn bị tiếp đón ông Triết trong vòng 3 tuần tới. Cuộc tiếp xúc này chắc chắn sẽ không những không làm hài lòng Hà Nội mà có thể tạo ra không khí 'nặng nề' giữa đôi bên khi gặp nhau. Vậy cuộc gặp gỡ các nhà đ?u tranh dân chủ Việt Nam mang ý nghĩa gì?


Ý nghĩa thứ nhất là Tổng thống Bush và chính quyền Hoa Kỳ muốn gởi một tín hiệu cho nhóm lãnh đạo Cộng sản Việt Nam rằng Hoa Kỳ rất bất mãn về thái độ 'lưỡi gỗ' khi họ cố tình chối rằng ở Việt Nam không có tù chính trị mà chỉ có tù vi phạm luật pháp, trong khi thế giới đã và đang mục kích rất nhiều cuộc đàn áp chính trị diễn ra ngay trước mắt như vụ bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý trong phiên tòa ngày 30 tháng 3, hay vụ công an xua đuổi không cho mẹ và các bà vợ của những nhà đối kháng vào tư dinh của Đ?i Sứ Marine để dùng tiệc trà do chính ông mời hồi đầu tháng 4.


Ý nghĩa thứ hai về việc Tổng thống Bush và chính quyền Hoa Kỳ đón tiếp bốn nhà lãnh đạo của bốn tổ chức đấu tranh trước khi đón tiếp Nguyễn Minh Triết tại văn phòng Oval trong Tòa Bạch Ốc là muốn cho Hà Nội thấy: mặc dù Hoa Kỳ đang đẩy mạnh bang giao và buôn bán với họ, nhưng thế đứng vẫn là gần với các lực lượng dân chủ và nhân dân Việt Nam chứ không phải là chế độ Hà Nội.


Ý nghĩa thứ ba là Tổng thống Bush và chính quyền Hoa Kỳ đã coi các lực lượng đấu tranh và Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ là một thực thể không thể chối cãi. Thực thể này đã trưởng thành và đang tạo nhiều ảnh hưởng lớn lên dư luận Hoa Kỳ sau 32 năm âm thầm chiến đấu và xây dựng với rất nhiều cam go, thử thách từ hai bàn tay trắng. Thực thể này cũng đã và đang làm cho Cộng sản Việt Nam điên đảo ở trong nước lẫn hải ngoại vì không thể nào dập tắt như họ mong muốn .


Ý nghĩa thứ tư là Tổng thống và chính quyền Hoa Kỳ đã mặc nhiên công nhận sự chính danh của các tổ chức, đảng phái đang đấu tranh cho nền dân chủ tại Việt Nam. Sự tiếp đón ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch đảng Việt Tân - một đảng cách mạng được Tướng Hoàng Cơ Minh thành lập vào năm 1982 - vừa rồi bị Hà Nội lên án là tổ chức khủng bố, cho thấy là Hoa Kỳ đã không chỉ quan tâm đ?n các nỗ lực tranh đấu thực sự của đảng Việt Tân cho nền dân chủ tại Việt Nam mà còn gián tiếp phủ nhận những cáo buộc phi lý của Hà Nội đối với tổ chức này. Đồng thời, sự đón tiếp ông Đỗ Thành Công, sáng lập viên của đảng Dân Chủ Nhân Dân bị Hà Nội kết án là khủng bố cũng cho thấy là chính quyền Hoa Kỳ đã coi các cáo buộc của Hà Nội nhắm vào những tổ chức đấu tranh là vô giá trị.


Bên cạnh những ý nghĩa nói trên, cuộc tiếp đón các nhà lãnh đạo của bốn tổ chức đấu tranh Việt Nam còn biểu hiện sự quan tâm của Tổng thống Bush trước làn sóng bắt bớ và giam cầm các nhà đối kháng tại Việt Nam sau khi Hà Nội gia nhập WTO và được Hoa Kỳ ban cho quy chế PNTR. Quan tâm vì Hoa Kỳ thấy là chính họ đã bị phản bội khi Cộng sản Việt Nam hoàn toàn quay lưng lại các cam kết tôn trọng nhân quyền. Hoa Kỳ còn giận dữ vì đã bị Hà Nội xúc phạm với những lời hứa không hề đuợc tôn trọng, điển hình là lời hứa của Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Gia Khiêm về việc thả nhà đối kháng Nguyễn Vũ Bình khi gặp bà Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ vào đầu tháng 4 năm 2007, nhưng cho đến nay ông Bình vẫn còn bị cầm tù trong tình cảnh bệnh lý hiểm nghèo.


Sau cùng, sự tiếp đón của Tổng thống Bush cùng với Phó tổng thống Dick Cheney đối với các nhà lãnh đạo cộng đồng và những đảng phái đấu tranh của người Việt Nam sẽ tạo ra tiền lệ tốt để các vị Tổng thống kế nhiệm trong tương lai, tiếp tục duy trì truyền thống trao đổi và thảo luận với lực lượng đấu tranh của người Việt Nam về những thông tin, diễn tiến và nhu cầu của công cuộc dân chủ hóa tại Việt Nam. Xin trân trọng gửi lời chúc mừng đại diện bốn tổ chức đã thành công trong cuộc trao đổi lịch sử với vị nguyên thủ tối cao của Hoa Kỳ, đồng thời xin chia xẻ lòng cảm kích về các nỗ lực của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và Tổng thống Bush đã có quyết định thật sáng suốt khi sắp xếp cuộc gặp gỡ mang nhiều phấn chấn cho dư luận.


Trung Điền

Nạp Nghị Quyết 447: Hạ Viện Lên Án CSVN

Nạp Nghị Quyết 447: Hạ Viện Lên Án CSVN
Việt Báo Thứ Năm, 5/31/2007, 12:02:00 AM

(Washington-VNN) Để tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực tranh đấu hỗ trợ phong trào dân chủ tại Việt Nam, Ủy Ban Vận Động Chính Trị Người Mỹ Gốc Việt (VPAC) đã tiến hành vận động cho Nghị Quyết Hạ Viện 447 (H. Res. 447) được đệ nạp bởi dân biểu Earl Blumenauer.

Nguyên là một dân biểu trước đây có khuynh hướng ủng hộ thể chế CSVN trong lãnh vực thương mại và hợp tác, dân biểu Blumenauer đã từ chức Chủ Tịch U.S.-Vietnam Caucus, một tổ chức gồm một số dân biểu Quốc Hội có khuynh hướng thân CSVN, vào ngày 26 tháng 5, 2007 để phản đối chiến dịch đàn áp phong trào dân chủ tại Việt Nam.

Dân biểu Blumenauer tuyên bố khi từ chức Chủ Tịch của U.S.-Vietnam Caucus: "Tôi xem mình là bạn của nhân dân Việt Nam. Tôi rất quan tâm đến mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia. Nhưng lương tâm tôi không cho phép tôi tiếp tục giữ cương vị Chủ Tịch của U.S-Vietnam Caucus khi họ tiếp tục đàn áp như vậy."

Song song với việc từ chức khỏi U.S.-Vietnam Caucus, dân biểu Blumenauer đã đệ nạp Nghị Quyết 447 để lên án chiến dịch đàn áp phong trào dân chủ tại VN, và đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện đối với những nhà đối kháng tại VN.

VPAC xin kêu gọi quý đồng bào cùng chung tay vận động cho Nghị Quyết 447 bằng cách liên lạc với dân biểu Hạ Viện của mình và yêu cầu họ bảo trợ (co-sponsor) và bỏ phiếu "yes" cho Nghị Quyết 447 (H. Res 447).

Ngoài việc đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho những nhà đối kháng hiện bị giam giữ, Nghị Quyết 447 đồng thời yêu cầu Tổng Thống Bush lên tiếng đòi hỏi CSVN phải cải thiện về nhân quyền và tôn trọng tự do tôn giáo và dân chủ trong dịp đón tiếp Nguyễn Minh Triết viếng thăm Hoa Kỳ. (VPAC)

TT Bush Hỏi Cố Vấn: Từ Chối Đón Triết?

TT Bush Hỏi Cố Vấn: Từ Chối Đón Triết?

Việt Báo Thứ Sáu, 6/1/2007, 12:02:00 AM

- Trả Lời Nguyễn Tâm Chiến: Chờ, Có Thể Hoãn

WASHINGTON -- Nhà nước CSVN xin để phái đoàn chủ tịch Nguyễn Minh Triết khi tới Hoa Kỳ sẽ được TT Bush đón tiếp linh đình ở mức có thể, theo các nguồn tin hai chính phủ Mỹ-Việt được đài RFA trích thuật hôm Thứ Năm 31-5-2007.

Tuy nhiên, có thể TT Bush sẽ đón tiếp Nguyễn Minh Triết trong một nghi thức nhạt nhẽo, kém linh đình -- một cách cố ý để cho thấy TT Bush và PTT Cheney đã đón tiếp 4 nhà dân chủ và nhân quyền Mỹ gốc Việt tuần này còn trọng thể hơn là đón chủ tịch CSVN.

Thậm chí, nhân vật diều hâu nhất của Bạch Ốc là Phó Tổng Thống Dick Cheney đã hỏi cố vấn an ninh Steve Hadley là về mặt nghi thức có thể nào TT Bush không cần đón tiếp chủ tịch Nguyễn Minh Triết hay không...

Thấy rõ, nhà nứơc độc tài toàn trị CSVN đang bị các chính phủ Mỹ, Liên Âu, Canada và Úc coi thường ra mặt sau hành vi Hà Nội tàn bạo đàn áp các nhà dân chủ -- một hành vi chơi nổi không thua gì Bắc Hàn, Cuba, Miến Điện và TQ.

Bản tin hôm 31-5-2007 của Đài RFA ghi nhận, trích như sau.

Đoàn tiền trạm của Bộ Ngoại Giao Việt Nam đang sửa soạn rời Hà Nội sang Washington, dọn đường cho chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết. Từ Washington, Nguyễn Khanh của Đài chúng tôi (http://www.rfa.org/vietnamese/) trình bày chi tiết như sau.

Đoàn tiền trạm khoảng 15 người do ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Lê Văn Bàng hướng dẫn sẽ có mặt ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ vào ngày thứ Bảy tới đây, bắt đầu những cuộc thảo luận chi tiết hơn về chuyến viếng thăm nước Mỹ của ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết, đặc biệt là buổi gặp gỡ giữa nhà lãnh đạo Việt Nam và Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush ở Nhà Trắng.

Đoàn tiền trạm của Việt Nam sẽ rời Hà Nội trong khi tại thủ đô Mỹ, các quan chức thẩm quyền Hoa Kỳ cho hay chưa chắc chắn chuyến viếng thăm của ông Chủ Tịch Nước Việt Nam sẽ thành hình như đã từng dự tính, tức đến lúc này vẫn chưa thể đảm bảo sẽ diễn ra vào ngày 22 tháng Sáu, 2007 như đã từng được tiết lộ.

Hỏi: Tại sao Washington vẫn chưa có quyết định chắc chắn?

Nguyễn Khanh: Tin mà tôi ghi nhận được cho thấy Washington đang “suy nghĩ kỹ hơn” trước khi đi đến quyết định cuối cùng, theo như tiết lộ của Nhà Trắng.

Theo tôi hiểu thì quyết định gặp ai, gặp như thế nào, thường là quyết định của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và của Bộ Ngoại Giao trước khi đệ trình lên Tổng Thống để xin chấp thuận, nhưng lần này riêng với trường hợp Việt Nam, có thể nói chắc chắn là các viên chức cao cấp nhất của hành pháp vẫn đang phải chờ chỉ thị của Tổng Thống George W. Bush.

Hỏi: Dựa vào điểm gì mà anh nói như vậy?

Nguyễn Khanh: Tôi được nghe kể lại là hôm thứ Ba vừa rồi sau khi Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush tiếp 4 đại diện của các tổ chức, đảng phái chính trị người Việt đang tranh đấu cho tự do, dân chủ Việt Nam, Phó Tổng Thống Mỹ Dick Cheney đặt vấn đề là liệu có nên hủy bỏ buổi gặp gỡ với ông Chủ Tịch Nước Việt Nam hay không, thì Tổng Thống Bush trả lời rằng không thể làm điều này vì theo ông, như thế thì bẽ mặt Việt Nam quá.

Sau đó, ông Bush quay sang hỏi ý kiến của ông Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Steve Hadley, ông Hadley cho biết chuyện Tổng Thống Hoa Kỳ không thể tiếp một nhà lãnh đạo nước bạn là điều đã từng xảy ra chứ không phải là không có.

Ông Cố Vấn An Ninh Hadley còn bảo rằng Tổng Thống cũng có thể yêu cầu tạm hoãn chuyến viếng thăm lại, và một người có mặt trong phiên họp kể lại với tôi rằng ông Bush cười to, bảo “chữ hoãn hay quá”.

Người kể chuyện cho tôi nghe còn bảo là ông Phát Ngôn Viên Nhà Trắng Tony Snow có hỏi là như thế, buổi gặp gỡ với ông Chủ Tịch Nước Việt Nam có diễn ra hay không, thì chính Tổng Thống Hoa Kỳ trả lời là “để thảo luận thêm”.

Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều cùng ngày, tức là chiều Thứ Ba, Đại Sứ Việt Nam ở Washington là ông Nguyễn Tâm Chiến được mời vào Bộ Ngoại Giao, và được thông báo là phải vài ngày nữa phía Hoa Kỳ mới có quyết định cụ thể.

Hỏi: Nhưng Việt Nam vẫn quyết định đưa đoàn tiền trạm sang dù phía Hoa Kỳ chưa thông báo quyết định cuối cùng?

Nguyễn Khanh: Vâng.

Hỏi: Liệu có thể coi đây là điều khá lạ hay không?

Nguyễn Khanh: Chưa hẳn đã như vậy. Theo sự dọ hỏi của tôi thì mặc dù bên trong, Hà Nội không hài lòng với sự kiện Tổng Thống George W. Bush, Phó Tổng Thống Dick Cheney và các giới chức cao cấp nhất trong chính phủ tiếp 4 đại diện của những tổ chức tranh đấu cho tự do, dân chủ Việt Nam, nhưng bên ngoài thì chính Việt Nam đang tìm cách làm nhẹ vấn đề, qua lời giải thích mà một viên chức ở Hà Nội yêu cầu không tiết lộ danh tánh nói với tôi hồi chiều hôm nay mà tôi xin trích nguyên văn là “chuyện Tổng Thống Mỹ đón tiếp các công dân Mỹ là chuyện rất bình thường của nước Mỹ”.

Viên chức Việt Nam này nói thêm điều phía Việt Nam quan tâm là cả hai bên phải nỗ lực đẩy mạnh quan hệ song phương lên tầm chiến lược như hai nhà lãnh đạo đã thảo luận với nhau hồi tháng 11 năm ngoái, lúc ông Bush sang Hà Nội dự Thượng Đỉnh APEC và mời ông Triết sang thăm Washington.

Hỏi: Nhưng điểm chính là Hoa Kỳ vẫn chưa quyết định cụ thể về buổi gặp gỡ giữa Tổng Thống Bush và ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết?

Nguyễn Khanh: Điều đó đúng. Lời giải thích mà tôi nghe được là trong thời gian đoàn của ông Thứ Trưởng Lê Văn Bàng có mặt ở Washington, nếu mọi chuyện đều diễn tiến tốt đẹp thì đoàn sẽ làm vai trò của một đoàn tiền trạm, sửa soạn cho chuyến viếng thăm bất kỳ sẽ diễn ra vào thời điểm nào trong tương lai.

Trong trường hợp mà Việt Nam gọi là “đối đế” tức có những bất ngờ xảy ra vào giờ chót, lúc đó, Ông Bàng sẽ làm vai trò của một sứ giả ngoại giao, gặp gỡ với các viên chức hành pháp và lập pháp Mỹ để thảo luận đẩy mạnh quan hệ. Ông Bàng từng là đại sứ Việt Nam ở Washington và theo tôi hiểu thì ông quen biết rộng, được quý mến.

Hỏi: Nếu buổi gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo sẽ diễn ra vào một thời điểm nào đó như anh vừa nói, thì Việt Nam sẽ đòi hỏi những gì?

Nguyễn Khanh: Đây là một câu hỏi thật hay. Theo những điều giới thạo tin ở Washington và Hà Nội nói với tôi trong 24 giờ qua thì chắc chắn Việt Nam sẽ đòi hỏi Tổng Thống Bush đón ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết ở tầm mức trang trọng nhất mà phía Hoa Kỳ có thể làm, tức là buổi gặp gỡ cũng phải diễn ra ở ngay Phòng Bầu Dục, nơi làm việc của Tổng Thống, cũng có những viên chức cao cấp nhất của hành pháp.

Điều đó phải được hiểu như thế này: dù “chuyện Tổng Thống Mỹ tiếp công dân Mỹ” được Hà Nội coi là chuyện bình thường, nhưng vì các công dân này là người Mỹ gốc Việt và có liên hệ trực tiếp đến Việt Nam, do đó về mặt lễ tân, chuyện Tổng Thống Bush đón ông Triết kém hơn mức đã đón 4 người Việt hôm thứ Ba vừa rồi là điều phía Việt Nam khó có thể chấp nhận. Theo giới ngoại giao ở Washington và Hà Nội thì đây cũng là chuyện dễ hiểu thôi.

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=108677

Việt Nam trước ảnh hưởng của Siêu Cường và Đại Cường

Việt Nam trước ảnh hưởng của Siêu Cường và Đại Cường


Lê Thành Nhân


Từ khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ, thế lưỡng cực Tư Bản-Cộng Sản không còn, nhờ ưu thế quân sự, kinh tế và chính trị Hoa Kỳ trở nên dẫn đầu thế giới. Trung Quốc cố vươn lên thay thế vị thế của Liên Sô đối lực với Hoa Kỳ với chủ trương thế giới đa cực (Multi-Polar International Order). Sau nhiều năm chuẩn bị, Trung Quốc trở thành một đại cường và đang thách thức với siêu cường Hoa Kỳ hiện nay trên bình diện khu vực Châu Á Thái Bình Dương và có thể cả thế giới sau này. Đại cường tuy thua kém siêu cường nhiều mặt nhưng có thế “địa chính trị” liền núi, liền sông với Việt Nam, còn siêu cường tuy mạnh nhưng ở xa, rất xa Việt Nam.
Chúng ta có thói quen nhìn sự tranh chấp thế giới trong thời kỳ chiến tranh lạnh, thiết nghĩ đó là một cái nhìn quá xưa, thiếu cập nhật, không hợp thời đại. Sau chiến tranh lạnh, cả đại cường lẫn siêu cường đều có những chiến lược mới để bành trướng thế lực, duy trì ảnh hưởng và đem lợi nhuận về cho quốc gia của họ. Sự thay đổi lớn lao đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến Việt Nam. Thử đánh giá sự chuyển hướng của đại cường Trung Quốc và siêu cường Hoa Kỳ ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam ngày nay.

Vài nét lịch sử thế giới sau đệ II thế chiến năm 1945:

Sau đệ nhị thế chiến thế giới chia làm hai, khối Warsaw của các nước Cộng Sản Châu Âu do Liên Sô cầm đầu, khối NATO lãnh đạo bởi Hoa Kỳ, một khối thứ ba gọi là khối không liên kết (không liên kết với Cộng Sản lẫn Tư Bản), khối này không có trọng lượng bởi vì kinh tế, quân sự yếu và các thể chế chính trị không đồng nhất giữa các quốc gia trong cùng khối.
Sau khi Cộng Sản Liên Sô sụp đổ năm 1991, thế giới lưỡng cực Tự Bản-Cộng Sản không còn, với ưu thế quân sự, kinh tế và chính trị, Hoa Kỳ có một sức mạnh vô địch hiện nay, nhưng nếu cho rằng Hoa Kỳ đang lãnh đạo thế giới đơn cực thì không chỉnh vì Hoa Kỳ phải đối diện với nhiều thử thách cam go trước mắt với một khối Âu Châu thống nhất, với Trung Quốc đang trên đà lớn mạnh và đang có những liên minh to lớn như SCO (Shangai Cooperation Organization) giữa Trung Quốc-Nga Sô và các quốc gia Trung Á.

Sự hình thành những thế lực kinh tế mới:

Mặc dù chiến tranh lạnh chấm dứt, khối quân sự Warsaw tan rã, một số quốc gia trong khối Warsaw (Poland, Hungary, Romania) xin gia nhập khối NATO. Nhiều người tự hỏi, tại sao khối Warsaw không còn mà duy trì khối NATO nhằm mục đích gì? Từ năm 1991 đến nay, trong 15 năm NATO chỉ làm có một việc là giải phóng Kosovo, từ đó danh từ NATO càng ngày càng lu mờ nhường chỗ cho các khối liên hợp kinh tế xuất hiện càng ngày càng quan trọng trên các diễn đàn quốc tế. Những khối kinh tế mậu dịch được dựng lên trong kế sách “toàn cầu hóa” (globalization) như khối ASEAN(Associate South East Asian, gồm 10 nước ở Đông Nam Châu Á là Indonesia,Thailand, Philippine, Singapore, Malaysia, Miến Điện, Việt Nam, Cambodia, Lào, Brunei), Khối Thị Trường Chung Châu Âu (EU), Khối Kinh Tế Bắc Mỹ (NAFTA) v.v..

Vĩ tuyến 17 của Việt Nam thời nào là lằn ranh quân sự trong chiến lược Domino của Hoa Kỳ để “be bờ” Trung Quốc vào trong đại lục châu Á, nay trước toàn cầu hóa, lằn ranh đó đã mất thay vào Việt Nam là một thành viên của khối ASEAN!

Bạn và thù giữa Việt Nam và khối khối ASEAN:

Sau khi chiếm trọn miền Nam ngày 30-04-1975, CSVN bắt tay với Nga Sô để làm đầu cầu bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản, có thể nói Việt Nam là một thành viên của khối Warsaw nối dài tại Đông Nam Á, CSVN lệ thuộc vào Nga Sô hoàn toàn trên mọi lãnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự…. Năm 1978, Việt Nam đem quân xâm lăng Cambodia thì khối ASEAN chia làm hai, một bên là Việt-Miên-Lào nhận sự viện trợ của Liên Sô, các nước trong khối ASEAN còn lại được hậu thuẩn bởi Trung Cộng, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia Tây Phương. Điểm đáng lưu ý là sự liên kết Việt-Sô xâm lăng Cambodia và Afghanistan đã thúc đẩy Hoa Kỳ liên kết với Trung Quốc để chống lại sự xâm lăng của Liên Sô. Khi CSVN xâm lăng Cambodia, khối ASEAN, Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Hoa Kỳ hoàn toàn cô lập và cấm vận Việt Nam, trong khi đó Thái Lan là một quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ lại tiếp tay với Trung Quốc để cung cấp vũ khí cho Khmer Đỏ chống lại Việt Nam (1), đây là thời gian thuận tiện để Trung Quốc gần gũi với khối ASEAN. Sự tấn công của Trung Quốc vào các tỉnh biên giới Bắc Việt Nam năm 1979 được khối ASEAN yểm trợ và đồng ý của Hoa Kỳ.

Năm 1989 Liên Sô bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan, Việt Nam cũng bắt đầu rút quân khỏi Cambodia. Năm 1991, CSVN hoàn tất việc rút quân khỏi Cambodia, Lào, và giảm quân số xuống thấp còn một nữa. Trong khoản thời gian này, Hoa Kỳ cũng rút quân khỏi căn cứ quân sự Subic Bay ở Philippine. Sự tái phối trí quan trọng này đã xoá đi những họng súng chĩa thẳng vào nhau và đã ảnh hưởng lớn đến quan hệ mới giữa CSVN và các nước trong khối ASEAN. Quả thật, ngày 29/08/90, đại sứ Trung Cộng tại Việt Nam, Trương Đức Huy vào gặp Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười để chuyển thông điệp mời gặp bí mật Giang Trạch Dân và Lý Bằng tại Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên trong hai ngày 03&04-09-1990 (2). Cuộc gặp gỡ này đã mở đầu cho sự bình thường hóa bang giao giữa Trung Quốc-Việt Nam vào năm 1991, sau gần 16 năm thù địch, đồng thời khối ASEAN bắt đầu hết cô lập Việt Nam, Nhật Bản bắt đầu đầu tư và viện trợ cho Việt Nam. Một thời điểm quan trong nhất đối với Việt Nam là năm 1995, trở thành hội viên thứ 7th của khối ASEAN; và bình thường hoá bang giao với Hoa Kỳ.

Từ đó CSVN lần mò vào thế giới tư bản làm “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” để sống còn. Trong cơn mê sảng, CSVN vẫn mắt nhắm, mắt mở duy trì Chủ Nghĩa Xã Hội để cố bám độc quyền thống trị, nhưng lại ngã tay xin tiền các nước tư bản Tây Phương để xóa đói giảm nghèo, qua những viện trợ béo bở này cán bộ CSVN bòn rút trở thành những tên tư bản đỏ. Lợi dụng địa bàn chiến lược cha ông để lại, khi nghiêng qua siêu cường Mỹ cậy thế, khi luồng cúi đại cường Tàu dâng đất, nhường biển để duy trì quyền lực, lừa phỉnh đồng bào và lừa gạt thế giới là CSVN có đường lối ngoại giao “làm bạn với tất cả thế giới” để ru ngũ quần chúng và mờ mắt quốc tế hầu xin tiền viện trợ kéo dài sự thống trị của đảng CSVN. Trong suốt gần 5000 năm của lịch sử dân tộc, sự ra đời của đảng CSVN thì chính đó là niềm bất hạnh của dân tộc, vì rằng đảng CSVN thống trị Việt Nam bằng máu và nước mắt. Họ dùng máu xương của con dân làm công cụ bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản, và nước mắt của đồng bào rơi thành suối lệ vì sự cai trị độc tài tàn bạo của họ. CSVN không ngừng đưa dân tộc Việt Nam từ cuộc chiến này sang chiến tranh khác, cứ mỗi một cuộc chiến đảng CSVN lại được sơn son thếp vàng bằng những biểu ngữ quang vinh với những chiếc huy chương đỏ chói trong sự khổ đau cùng cực của toàn dân Việt, và rồi đây lịch sử lại phải lên án những vết nhơ của những cuộc chiến không cần thiết ấy! Ngày nay, trước thế kỷ thứ 21th, đảng CSVN chuẩn bị đại hội 10, họ vẫn còn hôn mê, vẫn “kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa” lạc loài. Trong khi thế giới đang chuyển hướng bởi những bước đi ngoạn mục không ngừng nâng cao đời sống và giá trị con người, thì đảng CSVN vẫn duy trì mô thức chính trị lỗi thời và lạc hậu: Xã Hội Chủ Nghĩa!!

Hướng đi của thế giới ngày nay:

Từ giữa thập niên 1995, thế giới đang thiết kế một mô hình mới cho hợp với tình hình chung sau chiến tranh lạnh. Theo học giả Carl Thayer, chuyên viên Đông Nam Á của viện quốc Phòng Hoàng Gia Úc, thì Châu Á-Thái Bình Dương sẽ bị thay đổi lớn bởi vì sự chuyển hóa của thế giới qua những vấn đề sau:
Một là: “toàn cầu hóa” (globalization) ở đó thế giới phụ thuộc vào nhau về vốn đầu tư, trao đổi vật chất và phục vụ con người, đời sống nhân công nâng cao, trao đổi tin tức và kỹ thuật để cùng thăng tiến. Trong vài thập niên tới “toàn cầu hóa” sẽ nâng cấp cuộc sống con người, số người trung lưu nhiều thêm, nhiều vùng trên thế giới sẽ trở nên phồn thịnh, đặc biệt các quốc gia đang lên trong lãnh vực kỹ thuật cao.
Hai là: Sau khi chấm dứt sự xâm lăng của Liên Sô tại Afghanistan và cuộc chiến của Hoa Kỳ đánh Iraq lần đầu tại Kuwait năm 1991, và lần thứ hai lật đổ chế độ Sadam Hussein vào năm 2002, châm ngòi cho các tổ chức Hồi Giáo cực đoan phát động cuộc chiến khủng bố toàn cầu. Cuộc chiến chống khủng bố này khó có thể chấm dứt trong một thời gian ngắn và có thể kéo dài cả hàng vài chục năm sau.
Ba là: Trong khoảng thời gian 20 năm tới đây, Hoa Kỳ có thể giữ được vị thế siêu cường, tuy nhiên vị thế đó sẽ bị thách thức trước sự lớn mạnh của Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời những nhóm chống siêu cường Mỹ càng ngày càng tăng cường khả năng chế vũ khí giết người hàng loạt. Liệu rằng Hoa kỳ có thể thực hiện toàn cầu hoá trước một thế giới đầy biến động?

Thế giới đang đứng trước những thách đố lớn lao như thế thì sự phân định lại lằn ranh an ninh của thế giới chắc chắn sẽ thay đổi, những ưu tiên về an ninh của thế giới sẽ bị đảo ngược, chiến lược của siêu cường phải soát xét lại toàn bộ. Những liên minh kinh tế và quân sự cần kiểm điểm lại cho hợp với chiến lược mới. Sự lớn mạnh của Trung Quốc và Ấn Độ (hai quốc gia có nền kinh tế đang lên và dân số khổng lồ), sự va chạm giữa Nhật-Trung, giữa Trung-Mỹ sẽ thay đổi dáng dấp và hình thù của khối ASEAN, trong vòng 10 đến 20 năm tới tình hình chính trị, kinh tế Việt Nam nhất định sẽ thay đổi lớn.

Trước tình hình thế giới như vậy, đại cường Trung Quốc vạch ra năm chiến lược, và siêu cường Hoa Kỳ vạch ra tám chiến lược trong vùng Châu Á Thái Bình Dương như sau:

Năm chiến lược của đại cường Trung Quốc (3)

• Cũng cố an ninh nội bộ Trung Quốc, ngăn chận sự ly khai của Tây Tạng và Tân Cương, sáp nhập Đài Loan vào Hoa lục.
• Tăng cường an ninh khu vực đặc biệt các quốc gia chung quanh Trung Quốc (các nước khối ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Trung Á)
• Tăng cường nền kinh tế đang lên hiện nay để cung cấp công ăn việc làm cho dân, nâng cao đời sống của dân hầu ngăn ngừa sự nổi loạn từ trong lòng quần chúng;
• Tái dựng (restore) và phát triển nền chính trị mang tính truyền thống (Hán Tộc) nâng cao uy thế trên chính trường ngoại giao; Và
• Phát triển thế giới đa cực để ngăn ngừa sự bao vây và cô lập của siêu cường Hoa Kỳ.

Tám Điểm Chiến Lược Của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương:

Năm 2002, gần một năm sau biến cố 9/11, Tổng Thống George W. Bush đưa ra tám điểm chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình Dương như sau (4)

• Đấu tranh cho những ước vọng và phẩm giá con người;
• Thắt chặt các liên minh để đánh bại chủ nghĩa khủng bố toàn cầu;
• Tháo gỡ ngòi nổ các cuộc xung đột trong khu vực;
• Ngăn chận không cho kẻ thù dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt để đe dọa chúng ta, các đồng minh và bạn bè chúng ta;
• Mở ra một kỷ nguyên phát triển kinh tế tòan cầu thông qua các thị trường tự do và thương mại tự do;
• Mở rộng phát triển thông qua các xã hội mở và hạ tầng của nền dân chủ;
• Phát triển những chương trình hợp tác các trung tâm quyền lực toàn cầu;
• Cải tổ các thể chế an ninh quốc gia nhằm đối phó với những thách thức của thế kỷ thứ 21.

Năm chiến lược Trung Quốc và tám chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á Thái Bình Dương có rất nhiều điểm xung khắc tồn tại to lớn, nếu mỗi bên không tự kiềm chế thì chiến tranh có thể bùng nổ. Nhìn chung thì năm chiến lược của Trung Quốc đang trong thế thủ và chỉ mở rộng bành trướng giới hạn trong khu vực đối với các nước xung quanh Trung Quốc trong đó có Việt Nam - và có thể VN là một vùng đất quan trọng trong tầm nhìn của thế lực bành trướng Trung Quốc. Còn tám chiến lược của Hoa Kỳ ở thế chủ động tấn công vào thành trì của Trung Quốc. Mặc dù không nói rõ sự chống đối lẫn nhau, nhưng mỗi chiến lược đều chứa đựng những mâu thuẫn có thể tạo nên sự tranh chấp giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương. Hiện nay, những tranh chấp đó đôi khi ngầm ngầm, nhưng đôi khi cũng ra mặt bởi những bài bình luận trên báo chí Trung Quốc hoặc ngay trên các diễn đàn hội nghị quốc tế. Rõ ràng Việt Nam đang đứng giữa các chiến lược của đại cường và siêu cường.

Để thực hiện tám chiến lược của Hoa Kỳ đã đưa ra ở trên, các nhà hoạch định sách lược để thực hiện kế sách an ninh của Tổng Thống Hoa Kỳ đưa ra năm 2002 luôn luôn đặt vấn đề: Làm thế nào để ổn định những an ninh lâu dài ở khu vực châu Á Thái Bình Dương để có lợi cho Hoa Kỳ? Đối phó với một Trung Quốc đang lớn mạnh như thế nào để hai bên đều có lợi? Làm thế nào để thuyết phục Nhật Bản đóng vai trò an ninh quan trọng hơn trong khu vực? và Hoa kỳ phải làm như thế nào để hình thành một cơ cấu an ninh mới, lâu bền và hiệu quả hơn trong việc hành xử các vấn đề an ninh khu vực Đông Á?

Khi các nhà chiến lược Hoa Kỳ đặt ra những vấn đề khó khăn như trên, thì chắc chắn rằng họ cũng tìm cách tháo gỡ những khó khăn và phải vượt qua những cản trở để thực hiện chính sách của họ. Những khó khăn đó được tập trung trong những vấn nạn như sau:
• Sự tồn tại các chế độ CS tại Châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn) là mối trở ngại lớn, vì những biến tướng của nó càng ngày trở nên chủ động và nguy hiểm.
• Sự ưu tiên của thế giới ngày nay không phải là ưu tư của cuộc chiến ý thức hệ mà là sự ưu tư an ninh hàng đầu là việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, khủng bố, nhập cư trái phép, buôn bán ma túy, khi chức năng thay đổi thì đồng minh cũng thay đổi và nó đã chuyển dịch từ các mối quan tâm địa chính trị (trong chiến tranh ý thức hệ) sang mối quan tâm theo chức năng và nhiệm vụ mới.
• Việc xử dụng kinh tế để giải quyết các vấn đề an ninh quốc gia như Nam Hàn đã xử dụng kinh tế để chuyển mối quan hệ với Bắc Hàn, họ chuyển dần từ đối đầu trong chiến tranh lạnh một mất một còn sang tồn tại một cách hòa bình nhờ vào viện trợ kinh tế, mặc dù ở trong tình trạng vẫn còn đề phòng lẫn nhau (5).
• Việc ảnh hưởng của Hoa Kỳ suy giảm khá nhiều đối với an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bởi vì sau Chiến Tranh Lạnh các quốc gia đồng minh của Hoa kỳ ở Đông Nam Á không còn phụ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ, đương nhiên càng ngày họ càng chủ động tìm kiếm những lợi ích an ninh riêng cho mình mà không đúng theo đường lối của Washington (như Thailand, Philippine, Nam Hàn là một ví dụ).
• Và cuối cùng là vai trò lớn mạnh của Trung Quốc đối với an ninh khu vực.

Để giải quyết những nan đề trên, từ thập niên 1990, Tổng thống George Bush (cha) và đến tổng thống Clinton đều dùng chiến lược “đối tác” (engagement) làm ăn với Trung Quốc (China first), họ lý luận rằng Liên Sô và các nuớc CS Đông Âu sụp đổ, là do sức ép liên tục về kinh tế và chính trị từ các nước tự do Tây Phương đứng đầu là Hoa Kỳ, trận chiến này gọi là “diễn biến hoà bình” (Peacefull evolution). Do đó họ muốn đem áp dụng vào các nước CS còn sót lại tại châu Á. Lập luận của họ cho rằng nâng cao mức sống của người dân Trung Quốc từ đó có nhiều người trở thành giai cấp trung lưu và đó là điểm đột phá cho một thể chế chính trị dân chủ. Có lẻ nhận định của những người làm chính sách dưới thời này đồng ý với David C. Kang rằng “theo lịch sử, thì chính sự suy yếu của Trung Quốc đã dẫn đến bất ổn ở Á Châu. Khi Trung Quốc lớn mạnh và ổn định thì trật tự lại được vãn hồi” (6)

Năm 2000, khi George Bush (con) trở thành tổng thống Hoa Kỳ, những chiến lược gia của Washington ở vòng trong (Inner Circle) là thành phần “tân bảo thủ” (Ngoại trưởng Condoleezza Rice, Donal Rumsfeld, Dick Cheney, John Bolton, Paul Wolfowitz), đã hoạch định chính sách an ninh của Hoa Kỳ chủ yếu lại thiên về mối lo ngại một Trung Quốc lớn mạnh và những thách thức có nguy haị đến lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Á (7). Trước khi có biến cố 9/11 xẩy ra, Hoa Kỳ xem Trung Quốc là mối lo ngại an ninh hàng đầu, nên chính sách của Hoa Kỳ là kiềm chế không cho phép Trung Quốc thay đổi tình trạng hiện thời tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt tình trạng eo biển Đài Loan; chính sách này được giới quan sát tây phương cho là “đối đầu” (containment), Báo cáo quốc phòng 4 năm một lần, ám chỉ rằng Ngũ Giác Đài có ý định tăng cường lực lượng quân sự tại Tây Thái Bình Dương thông qua việc tăng cường hàng không mẫu hạm, cũng cố vị trí đóng quân của không quân Hoa Kỳ trong vùng, và tăng cường Thủy quân lục chiến trong vùng trách nhiệm (8). Trong khi đó quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hoàn toàn cắt đứt sau vụ chiếc máy bay thám thính Hoa Kỳ EP-3 đụng chiến đấu cơ của Trung Quốc ngày 1-04-2001. Nếu kế hoạch này được áp dụng, thì Việt Nam có nằm trong tầm nhìn quan trọng chiến lược của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, thảm họa 9/11/2001 xảy ra, buộc các nhà hoạch định Hoa Kỳ dù có “tân bảo thủ” bao nhiêu cũng phải xét lại các chính sách của mình để triển khai cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu đang được đặt lên ưu tiên hàng đầu của Mỹ, cho nên Washington cần phải tìm kiếm sự hợp tác của Trung Quốc trong cuộc chiến chống khủng bố và vấn đề phi hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Quả vậy, sau biến cố 9/11 một tháng, vào tháng 10/2001, Tổng Thống Bush viếng thăm Trung Quốc đã tuyên bố tại Thượng Hải rằng Hoa Kỳ cố gắng phát triển mối quan hệ với Trung Quốc trong tinh thần “thẳng thắn, xây dựng và hợp tác”. Trong khi vẫn tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Đài Loan và xây dựng chiến lược kiềm chế Trung Quốc.

Các chiến lược gia Hoa Kỳ nghĩ rằng trong tình huống quốc gia đang tuyên chiến với khủng bố, áp dụng thuần nhất “đối đầu” hoặc “đối tác” với Trung Quốc vô cùng tai hại và đầy bất trắc. Nếu Hoa Kỳ dùng thuần chiến lược “đối tác” (engagement) thì chẳng khác gì đang nuôi con hổ trước cửa, nhưng nếu cứng nhắc trong chiến lược “đối đầu” (containment) thì sự va chạm bùng nỗ có thể xẩy ra lúc này rất bất lợi, do đó một danh từ mới được Tiến Sĩ Zalmay Khalizad (nay là đại sứ Hoa kỳ tại Iraq và là thành viên cố vấn An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Bush) cho ra đời với cái tên là “congagement” nói lên chính sách cần thiết vừa “đối đầu” vừa “đối tác”. Trong cuộc chiến chống khủng bố, Hoa Kỳ dùng chính sách ngoại giao “đối tác” do đó được Trung Quốc hợp tác đáng kể trong lãnh vực chia xẻ tin tức tình báo và giải quyết vấn đề vũ khí hạt nhân ở Bắc Hàn, nhưng Trung Quốc cũng đang lợi dụng sự bận tâm của Hoa Kỳ ở Afghanistan và Iraq đã chủ động trong những liên minh quân sự với Nga Sô, gây ảnh hưởng với các nước ASEAN và lấn dần vùng ảnh hưởng đối với các nước Trung Á. Trước những biến chuyển đó, gần đây Hoa Kỳ đã đẩy mạnh những liên minh quân sự hợp tác Mỹ-Nhật (10/2005) và Mỹ-Nam Hàn (1/2006) có lẻ Hoa Kỳ đang xoay qua mối lo ngại về sự lớn mạnh của Trung Quốc?

Với một Trung Quốc ngày nay như một mũi nhọn thọc thẳng vào khối ASEAN, họ đã thành công trong vấn đề “đồng tiền đi trước, chính trị bước theo” đó là “dùng sức mạnh một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển” (soft power) thay vì dùng chính sách hù dọa như thập niên 1990 khi Trung Quốc xâm chiếm các đảo trên vùng biển phía Nam.

Việt Nam đang đứng ở đâu trước toàn cầu hoá?

Ngày nay Việt Nam đang dưới sự “lãnh đạo” độc quyền, ôm nước trọn gói (không cho ai xen vào, theo điều 4 Hiến Pháp của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam), sở dĩ chúng ta phải nhắc điều này để sau lịch sử sẽ quy trách nhiệm hoàn toàn cho đảng CSVN. Việt Nam với khẩu hiệu thật kêu “ngoại giao chuyển hướng với nhiều nước” (multilateralization and diversification of relation), mặc dù có đặt tòa đại sứ với nhiều nước thật nhưng chỉ để làm công việc “đáp lễ” hơn là có một chính sách ngoại giao sâu rộng và hợp tác đúng mức, bởi vì ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam trùm trên mọi lãnh vực, đã ngăn chận không cho phép CSVN rộng quyền liên hệ mật thiết với các cường quốc tây phương (9) (điều này như chúng ta đã biết, đáng ra Hoa Kỳ đã chấp nhận cho Việt Nam vào WTO trước đây, nhưng Việt Nam phải đi xin phép Trung Quốc nên để mất cơ hội). Trong sự tồn vong của dân tộc, ước vọng dân tộc Việt Nam có một chỗ đứng dưới ánh sáng mặt trời, Việt Nam ngày này đang đứng ở đâu trước “toàn cầu hoá” đang “lãnh đạo” (lãnh đạo trong ngoặc kép) bởi chế độc độc tài CSVN:

1. Lịch sử thế giới đã hai lần chứng minh Đệ Nhất và Đệ Nhị thế chiến, cứ sau một cuộc đại chiến chấm dứt, bản đồ an ninh thế giới được vạch lại, các cường quốc chuyển hướng mới. những nước nhỏ không tự chủ động lấy vận mạng của mình sẽ liên tục rơi vào quỹ đạo của cường quốc trong trận thế mới. Đảng CSVN ngày nay, sau khi chấm dứt Chiến Tranh Lạnh hết chạy theo chân Liên Sô và rồi nay “lẽo đẽo” theo Trung Quốc cho rằng “Trung Quốc trụ được, ta trụ được” (Lê Khả Phiêu, thời còn làm TBT đảng CSVN). CSVN xem Trung Quốc là “mô hình” phát triển của Việt Nam, nhưng rất tiếc, CSVN chỉ “bắt chước” nhưng không có một người có tầm cỡ như Đặng Tiểu Bình, cho nên Trung Quốc đi mười bước mà Việt Nam chưa đi được một. Hơn thế nữa, khi người “thầy” Trung Quốc đang dùng đủ mọi mưu đồ “đánh gục” anh “học trò” Việt Nam (báo cáo của TS Lê Đăng Doanh trước Bộ Chính Trị CSVN) thì liệu rằng CSVN lãnh đạo đất nước này sẽ đi về đâu?

2. Thế giới ngày nay đang thành lập các khối liên hợp kinh tế, những khối này có quyền lợi gắn chặt vào nhau, và bảo vệ nhau. Nếu một khối ASEAN lớn mạnh về kinh tế, vững vàng về quân sự sẽ là đối tác quan trọng và bình đẳng với Trung Quốc và siêu cường trên thế giới. Nếu khối ASEAN yếu kém nó sẽ trở thành “kẻ nô lệ mới” cung cấp vật liệu và tiêu thụ hàng hoá Trung Quốc. Việt Nam là thành viên của khối ASEAN, một ASEAN hùng mạnh sẽ là cơ sở cho Việt Nam phát triển kinh tế và chính trị trong vùng. Việt Nam hiện nay như là cái “cửa ngõ” lưu thông xuống ASEAN của 1.3 tỉ dân Tàu với đường rầy cao tốc xây từ cảng Hải Phòng đi Trung Quốc, với biên giới không cần kiểm soát, xe qua lại ngày đêm như xa lộ, càng ngày kinh tế càng lệ thuộc vào Trung Quốc. CSVN vẫn đầu óc tôn thờ “anh Hai”, sợ gần gũi với những quốc gia ASEAN dưới thể chế tự do dân chủ sẽ bị “diễn biến hoà bình” xâm nhập. Như vậy về lâu về dài Việt Nam chẳng khác gì con nhái bị con trăn Trung Quốc nuốt dần. Không thể chần chờ được nữa, Việt Nam cần thể chế chính trị dân chủ và kinh tế thị trường giao thương “mạnh” với các nước ASEAN và các cường quốc Âu Mỹ để tránh hiểm họa Bắc Triều.

3. Trong những năm lại đây, CSVN gặp khó khăn trong việc bang giao với Hoa Kỳ và các nước tây phương, cũng như xin gia nhập WTO. Những trở ngại chính là đang nuối tiếc gia tài Cộng Sản chưa chịu dứt bỏ. Nếu không chịu từ bỏ Chủ Nghĩa Xã Hội không tưởng đó, thì nó là thứ độc dược giết chết sự phát triển tương lai của dân tộc và đó là những vật cản trở cho hương phát triển đất nước. Muốn hội nhập vào thế giới tây phương đang đi trên xa lộ “tòan cầu hóa” thì luật lệ minh bạch, làm ăn thẳng thắn, dẹp nạn tham nhũng và nhất là bỏ đầu óc thủ cựu “lẽo đẽo” chạy theo làm chư hầu. Ngày nay CSVN đang đưa dân tộc vào tử lộ vì đang chạy ngược trào lưu của thời đại.

4. Sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc hiện nay, bắc buộc Việt Nam và các nước trong Đông Nam Á đang tranh chấp các đảo trong vùng biển Đông phải tăng cường quốc phòng. Hiện nay, vẫn đường mòn lối cũ quân đội Việt Nam cứ tiếp tục mua những vũ khí lỗi thời của khối Cộng làm sao giữ được tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của CSVN đất nước nhất định sẽ không đủ khả năng tự vệ khi cò một cuộc xâm lăng xẩy ra. CSVN không đủ tư cách và khả năng lãnh đạo đất nước trước “toàn cầu hóa”, vì tương lai của dân tộc toàn dân vùng lên giải trừ chế độ độc tài xây dựng một thể chế chính trị dân chủ pháp trị tại Việt Nam.

5. Mô hình kinh tế và chính trị của Trung Quốc đang tiến tới cuối đường hầm không lối thoát, họ phải lượng giá trở lại để tìm lối ra. Sau hơn một phần tư thế kỷ đổi mới, mô hình Trung Quốc không giải quyết được những bế tắc của ngân hàng và hệ thống tài chánh, các công ty quốc doanh nợ nầng chồng chất đang trên đà phá sản. Nội bộ đang đối đầu với nền chính trị bất ổn (một ngày có 240 vụ biểu tình); tham nhũng lan tràn. Chắc chắn Việt Nam đang đối diện với những nan đề y hệt như vậy, những vụ khiếu kiện đất đai, những vụ biểu tình vì bất công áp bức của chủ công ty nước ngoài đun tiền hối lộ cho quan chức Việt Nam để tự do bóc lột công nhân. Tham nhũng lan tràn thành quốc nạn v.v.. Những chế độ “độc quyền chính trị” mà lại “mở cửa kinh tế thị trường” chẳng khác gì đang lái chiếc xe chạy khập khễnh một bánh, khi xe chạy đến một tốc độ nào đó nhất định sẽ bị “sụp đổ”. CSVN nhất định sẽ sụp đổ.

6. Lịch sử các nước trên thế giới cho thấy rằng: khi mở cửa kinh tế thị trường, và nhất là khi gia nhập vào WTO, giai cấp trung lưu sẽ xuất hiện nhanh chóng, bao nhiêu người đã sống và làm việc trong chế độ tự do dân chủ nước ngoài sẽ xuất hiện, những hội đòan độc lập phải được hoạt động trong nước, các dân tộc thiểu số đòi quyền sống, lớp trẻ ở nông thôn hấp thụ đời sống mới càng đông…tất cả sẽ đóng góp vào tiến trình đòi thay đổi thể chế chính trị tự do dân chủ không đảo ngược được. Việt Nam chắc chắn sẽ không thoát ra ngoài những ngoại lệ ấy. Trước một toàn cầu hóa hiện nay, đây là những vận hội mới cho dân tộc, những người đấu tranh nên chụp lấy thời cơ động viên toàn lực để giải trừ chế độ độc tài CSVN hiện nay.

7. Một trong những phương tiện của toàn cầu hóa là dùng “xa lộ điện tử” (hệ thống Internet) cánh cửa mở rộng cho tất cả mọi người trên thế giới dù bất cứ ở đâu, quốc gia nào cũng có thể tìm hiểu để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật. Làm thế nào đất nước có thể phát triển được khi CSVN vì muốn bảo vệ chế độ độc tài đã kiểm soát hệ thống Internet chặt chẽ, điều này chẳng khác gì CSVN bế quan trí tuệ, phong tỏa kiến thức. Trí tuệ và kiến thức là những điều cần và đủ cho sự phát triển kinh tế và hoàn thiện xã hội. Vậy thử hỏi rằng CSVN có đủ khả năng và sáng suốt để xây dựng Việt Nam trong thời đại “toàn cầu hóa” này không?

Đại Cường hoặc siêu cường đưa ra chiến lược hoặc chiến thuật nào cũng vì quyền lợi của chính quốc gia họ, ta không thể theo để ngữa tay xin ban ơn quyền lợi cho quốc gia mình, Việt Nam phải tự có những đột phá mới, một hướng đi sáng tạo, phải có nền chính trị phù hợp với toàn cầu hóa bảo đảm sự tin cậy của thế giới mới nhập vào giòng lưu của thời đại được. Vá víu, nhào nặng một chế độ đã hỏng chỉ tạo nên những dị dạng khó nhìn, và đầy nghi ngờ trước một thế giới đầy văn minh chắc chắn sẽ đưa dân tộc đến đường hầm tăm tối của thế kỷ 21.

Lê Thành Nhân


-------------------------------------------------------------------------------------
(1) Carlyle A Thayer- The changing Regional Geopolitical Landscape: Implication for VietNam (pg 2)
(2) Hồi ký Trần Quang Cơ, thứ trưởng ngoại giao của CSVN
(3) Carlyle A Thayer- The changing Regional Geopolitical Landscape: Implication for VietNam (July 1, 2005)
(4) Christopher A Lafleur, Đac phái viên về an ninh Đông Bắc Á, Diễn biến các vần đề an ninh ở Đông Bắc Á (20/06/2003)
(5) Morton Abramowitz và Stephen Bosworth, “Điều chỉnh trước châu Á mới”, Cuốn 2, số 4, trang 121
(6) David C. Kang, “Nhận định về Á Châu Á- Nhu cầu về cơ chế phân tích mới”, An ninh Quốc tế, tập 27, số 4, 2003, pg 66.
(7) Wu Xinbo, Trung Tâm Nghiên Cứu Hoa Kỳ, Đại Học Fudan, Thượng Hải Trung Quốc, “Chính Sách An ninh của Hoa Kỳ ở Đông Á”
(8) Nicheal McDevitt, “Tổng kết quốc phòng 4 năm một lần và Đông Á” năm 2001
(9) Carlyle A Thayer- The changing Regional Geopolitical Landscape: Implication for VietNam (pg 9)