Thursday, May 31, 2007

Cuộc chiến công khai

Cuộc chiến công khai


Kay Johnson – Trà Mi lược dịch


Hà Nội dùng đòn hội chợ đánh người không cùng chính kiến


Hôm 8 tháng 2, khi công an gõ cửa nhà, luật sư Đài ngỡ rằng mình sẽ lại đi làm việc bình thường với an ninh khu vực. Ông đã quá quen thuộc với những kỳ tra hỏi, truy bức như thế vì đã hơn chục lần bị công an mời đi thẩm vấn vì tổ chức những khoá hội thảo về dân chủ, mà nhà nước cho là nguy hại đến nền an ninh quốc gia. Nhưng lần này khác. Đài bị điệu ra trước Uỷ ban Nhân dân khu vực, với đám đông khoảng 200 người đang xầm xì chờ đợi để đấu tố những “tội ác” với xã hội của ông. Từng người một, đa số là người có tuổi, đên trước máy vi âm phát biểu — có khi rất nóng giận. “Hắn tuyên truyền thông tin sai sự thật, tiêu cực về nước Việt Nam,” một ông cụ nói như thế trên đoạn phim chiếu lại trên đài truyền hình toàn quốc sau đó. Một người khác, theo lời Đài kể, tuyên bố rằng ông ta đã giận đến nỗi không còn kiểm soát được lời nhục mạ kẻ “phản bội” và xông về hướng ông Đài hô lớn “Tôi giận lắm rồi, Tôi muốn bóp cổ hắn!” Công an phải kéo ông ta lại và trao máy vi âm cho người khác (đấu tố – TM).

Chuyện của Đài nghe qua như chuyện ngày xưa, thời Đảng Cộnng sản kiểm soát tất cả mọi sinh hoạt hàng ngày của người dân và “đấu tố” là đòn chợ đảng cộng sản dùng để răn đe những người không cùng chính kiến. Hơn chục người bất đồng chính kiến đã bi bắt giam hay đã phải trốn ra nước ngoài – đây là cuộc đàn áp dân chủ ngang ngược, bẩn thỉu nhất từ hai mươi năm qua. Bốn trong nhừng người không cùng chính kiến đã nếm mùi “đấu tố”, bị đưa ra nhục mạ trước công chúng. “Họ muốn doạ nạt chúng tôi; Họ dùng dân và hàng xóm làm mất mặt chúng tôi để không phải dùng đến toà án.” Không phải đưa ra toà án là việc ngoài giới hạn. Chẳng bao lâu sau khi trả lời phỏng vấn với TIME hôm giữa tháng 2, kể lại cuộc đấu tố, Đài đã bi bắt giam; và đến 11 tháng 5 thi ông bị tuyên án 5 năm tù về tội “tuyên truyền chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.


“Dân chủ kiểu Việt Nam” một đảng toàn trị là cơ chế bảo đảm giàu mạnh và ổn định. Đây là cách chúng tôi thực thi dân chủ...” – nhà nước và đảng CSVN
Nguồn: DCVOnline
--------------------------------------------------------------------------------

Xét rằng trong những thập niên trước nhà nước Việt Nam thường xét xử người đối lập một cách kín đáo, đợt tấn công đàn áp ào ạt bắt giam vừa rồi hoàn toàn khác hẳn. Quả thực, nhà nước Việt Nam nâng cấp đàn áp để đối phó với cao trào dân chủ, lần đâu tiên giới truyền thông của chính quyền đã phải lên tiếng. Ký giả, phóng viên trong và ngoài nước được phép tham dự các phiên xử và báo chí nhà nước cũng đăng tải hàng loạt bài bôi bác những người không cùng chính kiến. Sự thay đổi chiến lược này phản ảnh phần nào sự đổi thay đang xảy ra tại Việt Nam. Gần 60% của 85 triệu người dân dưới 30 tuổi; Mỗi ngày họ càng hiểu biết hơn về truyền thông qua internet, háo hức tham gia vào cộng đồng thế giới và có khả năng truy cập thông tin từ thế giới bên ngoài. Hoàn toàn vô ích nếu nhà nước Việt Nam cố giấu diếm những vụ đàn áp người đối lập vì trước hay sau dân chúng sẽ tìm được đây đủ thông tin, theo Martin Gainsborough, một nhà khoa học chính trị và thành thạo về Việt Nam tại đại học Bristol (UK). Thay vào đó, Gainsborough nói, nhà nước Việt Nam “liên tục nhắc nhớ quần chúng những người (đối lập) đó thuộc hạng hết thuốc chữa. Hà Nội muốn tách những người bất đồng chính kiến ra khỏi đại đa số quần chúng.” Thông điệp của nhà nước Việt Nam là: Những người hoạt động dân chủ là tội phạm, không phải là người bất đồng chính kiến — và họ đang đe doa sự ổn định tại Việt Nam.

Tuy thế, cùng lúc, quan chức nhà nước đang ráo riết thuyết phục cả nước là cơ chế của họ ngày càng cởi mở và dân chủ. Hà Nội dự kiến sẽ công bố kết quả kỳ bầu cử Quốc hội hôm 20 tháng 5 vừa qua vào ngày 28 tháng này. Cuộc bầu cử mà họ đã kèn trống ồn ào cho là một sinh hoạt dân chủ vì Hà Nội đã khuyến khích một số ứng cử viên (đã được sàng lọc) “tự ra ứng cử”. Hôm tháng 2, 2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham gia chương trình hội thoại trực tuyến, lần đầu trong lịch sử, trả lời các câu hỏi của dân chúng về kinh tế cũng như kiểm duyệt báo chí. Cùng lúc đó các bộ phận thông tin tuyên truyền của Hà Nội viết bài tràng giang đại hải chỉ trích “dân chủ phương tây” là hỗn độn và làm suy yếu đất nước, cùng lúc hô hoán “dân chủ kiểu Việt Nam” một đảng toàn trị là cơ chế bảo đảm giàu mạnh và ổn định. “Họ nói, ‘Đây là cách chúng tôi thực thi dân chủ’... và là đó là điều để hãnh diện,” Gainsborough cho hay như thế. Trước khi bị bắt giam, Đài đã nói với TIME ông đã gặp rất nhiều người ở thế hệ trẻ, đang khao khát thấy thay đổi dân chủ, chắc chắn họ không đồng ý với nhận định của Hà Nội. Ông Đài cũng nêu rõ sự kiện đa số những người tham dự cuộc đấu tố ông là những người đã quá 60, nhiều người trong đó là cựu chiến binh thời “chiến tranh Mỹ”. Đài nói, “Sở dĩ nhà nước không mời giới trẻ tham dự (đấu tố) vì ngại sẽ bị họ cười vào mặt.”


Việt Nam là nước lạc quan hàng nhất trong 4 năm liên tiếp, với 94% người thành thị dự đoán đời sống sẽ khả quan hơn nữa trong năm 2007Nguồn: Gallup International (Press Release Dec 2006)
--------------------------------------------------------------------------------

Thế nhưng khi cuộc đàn áp dân chủ đang bị cả thế giới lên án thì người trong nước xem như không có gì ghê gớm lắm. Hiện nay đời sống đã khá tốt hơn xưa cho đa số người dân: nền kinh tế tăng trưởng hơn 7% hàng năm suốt 10 năm vừa qua, đứng thứ nhì châu Á, chỉ thua phát triển ở Trung Quốc và việc gia nhập WTO năm nay còn kéo thêm một số đầu tư lớn vào trong nước. Cuộc thăm dò quốc tế của Gallup năm 2006 xếp Việt Nam là nước lạc quan hàng nhất trong 4 năm liên tiếp, với 94% người thành thị dự đoán đời sống sẽ khả quan hơn nữa trong năm 2007. Khi Nhà nước Việt Nam cứ tiếp tục đem lại tăng trưởng kinh tế lành mạnh, “sẽ chẳng khi nào có cách mạng tại Việt Nam.” – Đó là quan điểm của Carl Thayer, một nhà khoa học chính trị tại Viện Quốc Phòng Úc, và cũng là người quan sát và thành thạo tình hình Việt Nam suốt 30 năm qua. Tuy người dân Việt Nam có thể kiếm ra tiền, đi bầu và ngay cả nói chuyện trực tuyến với Thủ tướng, đặt vấn đề động đến phạm trù quyền lực của Đảng cộng sản là đi vào tù. Và những ai làm như thế sẽ phải đối diện với đám đấu tố hung hãn.


© DCVOnline

--------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: Vietnam's War on Dissent Goes Public, By Kay Johnson/Hanoi, TIME in partnership with CNN, May 28, 2007
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3362
--------------------------------------------------------------------------------


Không một tờ báo nào trong số hơn 600 tờ báo trong nước đăng lại hình này chụp trong phiên tòa "đấu tố" xử Lm Nguyễn Văn Lý ở Huế ngày 30/3/2007.

-----
Re: LS Lê T Công Nhân, Nguyễn Văn Đài...không có tội. Họ là những anh chị dũng cảm, yêu nước, yêu dân tộc Việt.
2007-05-30 22:18:45
le phong


HỘI ĐỒNG AN NINH QUỐC GIA HOA KY
Washington, D.C. 20504
Ngày 25 tháng Năm, 2007
Thưa ông Đỗ Nam Hải,
Tôi viết thư này để xác nhận việc mời ông tham dự phiên họp với Tổng Thống George W. Bush vào ngày 29 tháng Năm, 2007, nhằm thảo luận về tiến trình cải tổ dân chủ cho Việt Nam.
Chúng tôi chắc rằng ông có thể cung cấp cho Tổng Thống những hiểu biết có giá trị về vấn đề này. Ðặc biệt chúng tôi muốn nghe nhiều hơn về những nỗ lực mang lại sự đổi mới dân chủ một cách ôn hòa ở Việt Nam.

Chúng tôi ca ngợi những hành động dũng cảm mà ông đã làm, cùng với những ủng hộ viên của Khối 8406 và Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam.
Như Tổng Thống Bush đã nhấn mạnh trong bài Diễn Văn Nhậm Chức Lần Thứ Nhì vào ngày 20 tháng Giêng năm 2005, là “tất cả những ai đang sống dưới thể chế độc tài và tuyệt vọng có thể hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước sự đàn áp, hay tha thứ cho những kẻ áp bức các bạn. Khi các bạn đứng lên tranh đấu cho tự do, chúng tôi sẽ đứng chung cùng các bạn”.
Trong tinh thần đó, chúng tôi muốn ông hiểu rằng chúng tôi hậu thuẫn cho người dân Việt Nam, những người đang tìm cách phát huy tự do tại đất nước cao quý của họ.
Trong cùng bài diễn văn này, Tổng Thống cũng khẳng định rằng “những người lãnh đạo các chính phủ quen thói kiểm soát cần hiểu là để phục vụ nhân dân, họ phải học cách tín nhiệm người dân. Hãy bắt đầu con đường tiến bộ và công lý, và Hoa Kỳ sẽ sánh bước cùng với họ.”
Trân trọng,
Elliott Abrams
Phụ Tá Tổng Thống Hoa Kỳ kiêm
Phụ Tá Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Ðặc Trách Chiến Lược Toàn Cầu
Source: RFA 05/29/07

-------------------------------------

Re: Cuộc chiến công khai = Một cái đòn bẩy tuyệt vời nhờ cuộc hội kiến vửa qua.
2007-05-30 02:54:11

LaGiang



CÁI ĐÒN BẨY MỸ ĐÃ TẠO CHO PHONG TRÀO DÂN CHỦ HÓA VN RỒI. XIN KHAi THÁC NGAY:

Cuộc gặp gỡ vừa qua giữa hội đồng An Ninh cường quốc Mỹ và bốn đại diện của các đảng tranh đấu cho dân chủ hóa VN và nhân quyền nên xem, trên tình thần, là cuộc gặp gỡ giữa TT Reagan và đại diện kháng chiến quân Afganistan hồi xa xưa. Một cái đòn bầy vô cùng qúa hóa cho phong trào. Nên xin gửi một số đề nghị để khai triển cái đòn bẩy đã sẵn.

DỀ NGHỊ VỚI CÁC ANH ĐÃ GẶP HỘI ĐỒNG AN NINH MỸ:

1.- Tất cả các anh nay là đại diện chính thức của phong trào trước hành pháp Mỹ. Cuộc gặp gỡ vừa qua nên hiểu là TT Bush đã chính htức gặp dân chủ VN như TT Reagan đã gặp kháng chiến quân Á Phú Hãn.

2.- Xin các anh họp lại với nhau thành một khối và triệu tập gấp đại hội toàn dân để thống báo chuyến gặp gỡ và yêu cầu toàn dân biiểu quất bằng cáh giơ tay đống ý cho việc đại diện lầm thời nầy.

3.-Kể từ lúc ấy. Các anh là danh chánh nộn thuận do hai sự kiện trên: Đã gặp Hội Đồng An Ninh và gặp dân ta. Và để trả lời một cách chính thức các câu hỏi của TT Bush lần nầy bằng giấp tờ có tính cách đại diện của phong trào dân chủ hóa VN.

4.- Xin các anh đem các để nghị sau đây lên TT Bush:

4.-1.- Yêu cầu TT Bush xem cuộc gặp gỡ vừa qua là một cuộc gặp gỡ có tình thần của cuộc gặp gỡ giữa TT Reagan với kháng chiến quân Á Phú Hãn năm xưa.

4.2.- Xin hội đồng An Ninh cho phép lập một trụ sở chính thức tại Wasington để liên lạc và trả lời các vấn để khi Hội Đống An Ninh muốn biết về phong trào dân chủ.

4.3.- Về các đề nghị tiên khởi: Mỹ chính thức qua báo chí và truyền thông yêu cầu CSVN phải chấm dứt ngay chiến dịch bắt bớ và thả ngay cũng như phải bồi thường cho các nhà dân chủ VN đang bị cầm tù như một điều kiện để tiếp các phái đoàn của CSVN. Vì lý do: Mỹ không thể a dua hay tòng phạm trong vấn đề vi phạm nhân quyền tại VN.

4.4.- Xin các anh đề tên các nhân vật tại VN như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Thầy Thích Quảng Độ, các Ls Như Nguyền Văn Đài và Lê Thị Công Nhân v.v. là thành phần của đại diện của dân chủ VN và yêu cầu TT Bush công nhận các thành phần nầy là thành phần đối thoại trực tiếp.

4.5.- Thương lược với một số diện dàn như DCV, RFA, Radio Chân Trời Mới v.v làm đại diện thông tin cho phong trào và thông báo cho Mỹ biết.

4.6.- Xin Hội Đồng An Ninh trìch một ngân qũa hàng năm cho phong trào để ủy ban các điều hành và yềm trợ cho quốc nội. Như TT Reagan đã cho kháng chiến Á Phú Hãn.

4.7.- Thông báo cho Hội Đống An Ninh là sẽ chuyển các để nghị chiến lược và chiến thuật theo sau. Khi một văn phòng đại diện đã được Mỹ chấp thuận.

Trung Quốc và quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam

Trung Quốc và quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam


Trần Bình Nam


Cuối năm 2006, các quan sát viên trên thế giới về quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam ghi nhận có một sự cải tiến quan hệ rõ ràng giữa hai quốc gia. Một số sự việc diễn ra.

Hoa Kỳ rút Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, tổng thống Bush đi Hà Nội tham dự hội nghị các nước ven Thái bình dương (APEC), quốc hội Hoa Kỳ thông qua quy chế PNTR, Việt Nam được trở thành hội viên WTO. Tại Hà Nội tổng thống Bush đã không tuyên bố một điều gì có thể làm phật lòng Hà Nội ngoài việc tiết lộ (có tính toán) rằng ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có con đang học tại Hoa Kỳ.

Sau APEC, hai thủ đô Việt, Mỹ bắt đầu bận rộn chuẩn bị chuyến thăm viếng chính thức của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Hoa Kỳ dự trù vào cuối tháng 6/2007.

Các quan sát viên, trong đó có giáo sư Carl Thayer, chuyên viên về các vấn đề Việt Nam tại Úc cho rằng chỉ có một thỏa thuận chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mới có thể tạo ra những “tan băng” ngoạn mục như vậy.

Quan hệ chiến lược này là quan hệ gi? Thật khó giải đoán trong lúc này. Nhưng nếu không có một giao ước thì khó giải thích được tại sao sau khi vào WTO, sau khi tổ chức thành công hội nghị APEC và được các nước trên thế giới ca ngợi sự thành công về mặt phát triển kinh tế, Việt Nam bỗng ra tay với những người đấu tranh dân chủ trong nước với những phiên tòa, tuy có để cho phóng viên nước ngoài tham dự qua trực tiếp truyền hình (close circuit TV), nhưng hoàn toàn hình thức với những cái án định sẵn để khóa miệng phong trào dân chủ, và chính phủ Hoa Kỳ thoạt tiên không có phản ứng gì trước các cuộc đàn áp thô bạo này.


Việt Nam chịu áp lực mạnh mẽ của Trung Quốc, và Trung quốc quyết dùng áp lực này để phá thế chiến lược Việt Nam vừa mới hình thành với Hoa Kỳ.
Nguồn: afoxnews.com
--------------------------------------------------------------------------------

Nhưng một sự cố ngoại giao đã xẩy ra. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đi Bắc Kinh gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc giữa tháng 5, một tháng trước chuyến công du Hoa Kỳ. Chuyến đi Bắc Kinh bất ngờ của ông Nguyễn Minh Triết cho thấy Việt Nam chịu áp lực mạnh mẽ của Trung Quốc, và Trung quốc quyết dùng áp lực này để phá thế chiến lược Việt Nam vừa mới hình thành với Hoa Kỳ. Điều này chứng tỏ một sự việc quan trọng là, Bộ chính trị và Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam có một sự chia rẽ trầm trọng và phe thân Bắc Kinh (nắm giữ quân đội và công an) đang ở thế thượng phong, và phe này nhất định dùng thế của mình để không cho phép Việt Nam xích lại gần Hoa Kỳ. Trung Quốc đang chuẩn bị đại hội đảng thứ 17 và ông Hồ Cẩm Đào, được bầu làm Tổng bí thư đảng tại đại hội 16 không muốn để lộ ra một dấu hiệu yếu kém nào đối với Hoa Kỳ.

Chính phủ Hoa Kỳ tỏ ra khá bực bội trước hành động của Hà Nội và đã đặt lại vấn đề thăm viếng của ông Triết, nhất là sau khi Liên hiệp Âu châu, các tổ chức nhân quyền trên thế giới, các tổ chức đấu tranh cho dân chủ tại hải ngoại đồng loạt lên tiếng trước thái độ đàn áp của Hà Nội, điển hình là tấm hình công an bịt miệng linh mục Nguyễn Văn Lý trước tòa án.

Trước hết là nguồn tin Hoa Kỳ sẽ chỉ đón tiếp chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết theo nghi lễ một chuyến thăm viếng làm việc (working visit), nghĩa là không có nghi lễ đón tiếp quốc trưởng (state visit - gồm súng bắn chào, đại yến, trú tại nhà khách quốc gia, và diễn văn trước lưỡng viện quốc hội), và sau đó có tin có thể chuyến đi sẽ được hoãn lại.

Cuối cùng có lẽ chuyến đi của ông Triết sẽ diễn ra sau khi Hà Nội hứa thỏa mãn một số điều kiện của Hoa Kỳ như (ít nhất?) trả tự do cho Nguyễn Vũ Bình như bộ trưởng ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã hứa với bà bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Condoleezza Rice mấy tháng trước. Ngoài ra trước thái độ thiếu ngoại giao của Hà Nội, Hoa Kỳ đã làm một hành động chưa từng có trong 32 năm qua kể từ ngày miền Nam sụp đổ.

Hôm Thứ Ba 29/5/2007 đích thân tổng thống Bush gặp đại diện một số tổ chức đấu tranh tại hải ngoại một cách trang trọng tại phòng làm việc của tổng thống (nơi ông sẽ tiếp ông Triết) với sự hiện diện đầy đủ các cố vấn cao cấp của tổng thống. Mục đích của cuộc gặp gỡ trao đổi này trước hết để hóa giải sự im lặng của ông trước đây khi tới Hà Nội dự hội nghị APEC, nhưng chính yếu là để gián tiếp cảnh giác Hà Nội rằng Hoa Kỳ vẫn còn một tích sản (asset) chưa sử dụng.

Hoa Kỳ không muốn hủy bỏ chuyến đi của chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết vì những quyền lợi chiến lược của mình, và Hà Nội sau khi tỏ ra thần phục Bắc Kinh cũng không muốn hủy bỏ chuyến đi, dù Hoa Kỳ xuống cấp cuộc tiếp đón và tiếp đón đại diện các tổ chức đấu tranh. Điều này chứng tỏ Hoa Kỳ và Việt Nam vần còn xem giao ước chiến lược giữa hai nước vẫn còn là một giao ước có lợi cho cả hai bên, nhất là phía Hoa Kỳ, dù thế nào cũng không thể bỏ Việt Nam rơi vào đôi cánh tay đang mở rộng của Trung Quốc.

Dù không nói ra Hoa Kỳ cũng biết rằng địch thủ chính của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 là Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc khéo léo không để lộ mục tiêu chiến lược của mình. Sách lược của Trung Quốc là làm vui lòng Hoa Kỳ những việc không quan trọng, nhưng không nhượng bộ Hoa Kỳ trước những góc cạnh chiến lược lớn như quan hệ giữ Hoa Kỳ và Việt Nam.

Hai năm qua Trung Quốc tỏ ra rất mềm dẻo với Hoa Kỳ, và giúp Hoa Kỳ giải quyết căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn, nhưng Hoa Kỳ biết Trung Quốc vẫn âm thầm chuẩn bị thế lực cho một cuộc đụng độ với Hoa Kỳ trong tương lai, nếu không phải do vấn đề Đài Loan thì cũng do một đụng chạm quyền lợi nào đó không tiên liệu được. Năm 2005 ông nguyên bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld đã cảnh giác sự việc này trước hội nghị bộ trưởng các nước Á châu.

Từ tháng Giêng 2007 vừa qua sau khi Trung Quốc phóng hỏa tiễn bắn một vệ tinh nhân tạo của mình đang bay trên quỹ đạo quanh quả đất, Hoa Kỳ tỏ ra rất lo âu (1) vì nó chứng tỏ rằng trong trường hợp chiến tranh Trung Quốc có khả năng bắn hạ các vệ tinh truyền tin của Hoa Kỳ, chẳng những làm tê liệt hệ thống liên lạc quân sự của Hoa Kỳ mà còn gây ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt kinh tế toàn cầu.

Đồng thời, theo báo cáo thường niên của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ gởi đến quốc hội phổ biến hôm 25/5/2007 (2) giới quốc phòng Hoa Kỳ ghi nhận rằng Trung Quốc có những chuẩn bị chiến tranh ngoài tầm vóc một biến cố đối với Đài Loan. Trung Quốc tăng cường lực lượng hải quân để có khả năng tấn công các mục tiêu trên Thái bình dương và bảo vệ các thủy lộ cung cấp dầu hỏa cho Trung Quốc. Trong năm qua Trung Quốc tăng số hỏa tiễn nhắm vào Đài Loan từ 800 lên 900 , và đồn trú 400.000 quân nhân (trong tổng số 1.400.000 quân) trong bốn quân khu dọc bờ biển đối diện với Đài Loan. Trung Quốc nâng tổng số ngân sách quốc phòng lên 125 tỉ mỹ kim tức bằng ba lần con số 45 tỉ như Trung Quốc chính thức công bố. Bản báo cáo ghi nhận rằng Trung Quốc phát triển khả năng quân sự để có thể tấn công các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ trong vùng Thái bình dương trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan và Hoa Kỳ quyết định đưa quân đến cứu.

Ngoài ra Trung Quốc “di động hóa” hệ thống nguyên tử tầm xa bằng cách lấy đạn nguyên tử ra khỏi các vị trí cố định và đặt trên các tiềm thủy đỉnh hay các dàn phóng lưu động.

Để tránh sự lo âu quá đáng của quốc hội, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates nói ông không cho các chuẩn bị này của Trung Quốc có tính cách đe dọa Hoa Kỳ. Trong bản báo cáo nói trên ông ghi nhận rằng để phát triển kinh tế Trung Quốc cần dầu mỏ, do đó Trung quốc có nhu cầu phát triển hải quân để bảo vệ các đường tiếp tề dầu, nhưng Trung Quốc khó có khả năng bảo đảm nhiệm vụ này nếu Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chận. Theo đô đốc hồi hưu Dennis Blair, cựu tư lệnh quân đội Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương hải quân Hoa Kỳ có khả năng kiểm soát và bảo vệ các hải đạo huyết mạch trên thế giới (3)

Nhưng điều này không có nghĩa sẽ có chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong một tương lai có thể thấy được. Bởi lẽ Trung Quốc cần ít nhất vài chục năm nữa may ra mới có thế đương đầu với Hoa Kỳ.

Nhưng trên con đường tăng cường thế lực Trung Quốc sẽ củng cố những vùng đã chiếm như Mãn châu ở mạn bắc, Tây Tạng ở mạn tây và bành trướng ở mạn nam. Việt Nam nằm ngay trên con đường cần bành trướng của Trung Quốc.

Trong tình huống hiện tại Việt Nam chỉ có khả năng bảo vệ đất nước nếu có hai điều kiện: thứ nhất là một bộ máy lãnh đạo đoàn kết quyết tâm bảo vệ bờ cỏi. Thứ hai là tìm một thế liên minh chiến lược với siêu cường nào đồng quyền lợi.

Qua chuyến công du Hoa Kỳ gặp nhiều trục trặc của chủ tích nước Nguyễn Minh Triết, chúng ta thấy bộ máy lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam đang bị chia rẽ trầm trọng bởi thành phần thân Trung Quốc trong Bộ chính trị và Trung Quốc đang làm bất cứ gì có thể để khơi sâu thêm sự chia rẽ này để phá vỡ bất cứ thế liên minh nào giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

May 31, 2007


Bài do tác giả gởi đến DCVOnlineTài liệu tham khảo:(1) “China’s Space Odyssey” của Bates Gill & Martin Kleiber – tạp chí Foreign Affairs số tháng 5 & tháng 6, 2007(2) Los Angeles Times May 26, 2007, by Peter Spigel (3) “Smooth Sailing: The World’s Shipping Lanes Are Safe” by Dennis Blair & Kenneth Lieberthal - tạp chí Foreign Affairs số tháng 5 & g 6, 2007 [ Trở lại ]

Đọc những bài khác trong mục Thế Giới
src

Tuesday, May 29, 2007

1- Home VQG

1-Home VQG

----------------------------------------------------------------
HOME/MENU:
----------------------------------------------------------------
0- Home (nvqg NĐT)
1- Blog VQG Home - (1-VQG:Menu 1)
2- Blog ĐNT Home
3- Blog cncs-hcm Home

----------------------------------------------------------------
SOURCE: NVQG (1) - [VQG: 2]
----------------------------------------------------------------
- NVQG:Tài liệu (1) - [VQG: 2]
- NVQG: Âm thanh (1) (đến 05/25/2007) - [VQG: 2]

- NVQG: Nguồn gốc và văn minh Bách Việt (1)
- NVQG: Hồ sơ tham nhũng của CSVN (1) - [VQG: 2]
- NVQG:Trang Du Sinh (1)
- NVQG: Độc giả và thính giả trong nước viết (1)
- NVQG: Thơ (1)
- NVQG: Văn (1)

----------------------------------------------------------------
COMMUN DATA:
----------------------------------------------------------------
Links: (files)
- Tài liệu khác (2) - Kinh tế - Bình luận
- Links tài liệu cs quốc tế
----------------------------------------------------------------

- Audio : CSVN bí mật, lén lút dâng đất và biển cho Trung quốc năm 1999-2000 !
- Bộ bản đồ đính kèm HIỆP ĐỊNH BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG Cũng nên công khai hóa
- Thử xét lại yêu-cầu của cụ Phạm Quế Dương về Hiệp-Ước Biên-Giới Việt-Trung.
- Tài liệu liên quan đến vụ nhượng đất nhượng biển
----------------------------------------------------------------
Giai đoạn lịch sử 1945-75:
- 050707líchsu4575.wma

----------------------------------------------------------------
- Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc Tế

----------------------------------------------------------------
Others LINKS:
----------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------
Hổ trợ kỹ thuật :
- Chỉ dẫn truy cập vào Paltalk
- Firewall: Vượt tường lửa tìm tự do, sự thật
- What is my IP ? IP của tôi là gì ?
- Hướng dẫn tải và cài đặt âm thanh

----------------------------------------------------------------
- * Nơi uload / download files
----------------------------------------------------------------

Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc Tế

Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc Tế
Tôn Thất Thiện

Cần xét lại lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Trong thời gian gần đây, có người đề xướng xét lại lịch sử của Việt Nam dưới tất cả các khía cạnh của nó, một cách gắt gao, "không khoan nhượng".

Ý niệm "không khoan nhượng" gồm có hai phần :

1. Sẵn sàng gạt sang một bên tất cả những huyền thoại, tiên kiến, định kiến, thành kiến, ảo tưởng, mơ mộng, dù là đẹp đẽ, đáng qúy, đáng tôn, đáng kính đến đâu ;

2. Rà soát, kiểm tra lại tất cả các sự kiện một cách kỹ càng, và phân tách các vấn đề một cách vô tư, khoa học để đi đến những kết luận hoàn toàn vững chắc, hợp với thực tại và với lô-gích
.

Đề xướng trên đây rất hợp thời.

Một trong những vấn đề của lịch sử Việt Nam cần được xét lại lúc này liên quan đến chế độ cộng sản. Vấn đề này cần được xét lại vì, trong mấy thập niên qua, các cơ quan truyền tin, ấn loát bị những thế lực "tiến bộ", thiên cộng, với sự hỗ trợ của bộ máy tuyên truyền quy mô của các cường quốc cộng sản, đã chi phối dư luận và tô vẽ ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam như là những phần tử "quốc gia" Việt Nam, và tình trạng nước Việt Nam và dân Việt Nam chỉ có thể cải thiện được nếu họ đắc thắng và nắm được quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Năm 1975, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thắng và mở rộng quyền hành của họ trên toàn cõi Việt Nam. Nhưng trong 30 năm qua, tình hình không đuợc như những kẻ đánh bóng cộng sản đã xác quyết. Trái lại, chế độ toàn trị, "cách mạng", và "xã hội chủ nghĩa" cộng sản không những đã cản trở sự phát triển của nước Việt Nam, đè ép nhân dân Việt Nam còn nặng hơn nữa, gây chống đối không những trong hàng ngũ nhân dân, mà ngay cả trong hàng ngũ của đảng viên, cán bộ kể cả những cán bộ đã có công lớn với chế độ. Số người này lại càng ngày càng đông, và sự chống đối của họ lại càng ngày càng mạnh và công khai.

Tình trạng trên đây đòi hỏi phải đặt vấn đề về sự ca tụng cộng sản trong những năm trước 1975. Cần xét lại quá trình của cộng sản ở Việt Nam, nhất là nay sự cứu xét có thể khách quan hơn, nhờ những tiết lộ xuất phát từ ngay trong hàng ngũ đảng cộng sản, của những người đã bỏ đảng, thoát ra ngoài vòng phong tỏa, đe dọa của công an, mật vụ cộng sản, nay được phát biểu tự do, hoặc cán bộ còn trong nước nhưng lên tiếng được nhờ họ chiếm điạ vị, chức vụ quan trọng.

Gần đây, các anh Nguyễn Gia Kiểng và Nguyễn Văn Thế đã có nói về một số khía cạnh của lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam. (Nguyễn Gia Kiểng, "Huyền Thoại Hồ Chí Minh", Thông Luận tháng 6, 2004, "Chủ nghĩa cộng sản đến Việt Nam như thế nào ?", Thông Luận tháng 7+8, 2004 ; Nguyễn Văn Thế : "Tại sao đảng cộng sản Việt Nam thắng ?", Thông Luận, tháng 6, 2004).

Có một khía cạnh nữa, rất căn bản ngày nay, cần được soi sáng, để cho mọi người thấy rõ sự thật, nhất là những người đã gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam vì tin lời của lãnh tụ đảng. Đó là liên quan giữa ông Hồ Chí Minh, Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đệ Tam Quốc tế. Họ đã nghe những lãnh tụ này quả quyết rằng những mục tiêu mà Đảng công bố là mục tiêu của họ - độc lập, tự do, hạnh phúc, công bằng xã hội, v.v. - nhưng ngày nay, những chủ trương, chính sách, hành động, xử trí của đảng mà họ được mục kích lại trái ngược với những gì mà đảng đã hằng tuyên bố. Điều đã đưa họ vào tình trạng này là khi họ gia nhập hay ủng hộ Đảng Cộng Sản Việt Nam, họ không biết rõ rằng họ bị Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam kéo họ vào một tổ chức sẽ nuốt trôi họ, biến họ thành những công cụ của nó. Tổ chức đó là Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản (Komintern, hay Comintern).

Người cộng sản Việt Nam, một công cụ của Liên Xô

Đệ Tam Quốc Tế được thành lập năm 1919. Nó là con đẻ của Lênin. Ông này, sau khi cướp được chính quyền ở Nga, mà ông ta hoàn toàn chi phối qua một đảng "bôn sê vích", muốn có một tổ chức tương tự bao trùm toàn cầu để ông ta có thể chi phối cả toàn cầu. Theo quan niệm của ông, đảng "bôn sê vích" phải là một đảng tổ chức theo lối quân đội, với kỷ luật sắt, với một hệ thống chỉ huy chặt chẽ, và một bộ tư lệnh toàn quyền. Đệ Tam Quốc Tế phải là một đội binh cộng sản quốc tế.

Những điều kiện gia nhập có 21 điều kiện - được ấn định trong Đại hội thế giới của Đệ Tam Quốc Tế năm 1920. Đây là những điều lệ mà chắc là phần đông, nếu không nói chẳng có ai, trong đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam biết đến, khi gia nhập đảng. Nhưng những điều này đuơng nhiên đặt Đảng Cộng Sản Việt Nam dưới sự lệ thuộc hoàn toàn của Đệ Tam Quốc Tế, nghĩa là của Liên Xô, trên ba bình diện cơ chế, mục tiêu, và đường lối.

Trước hết, về mặt cơ chế, Đảng Cộng Sản Việt Nam phải chấp nhận nguyên tắc "tập trung dân chủ", về nội bộ của đảng, cũng như trong liên lạc với Đệ Tam Quốc Tế.

- Điều 12 nói : "Tất cả các đảng thuộc Đệ Tam Quốc Tế phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ".

- Điều 16 nói : "Tất cả các quuyết nghị của các Đại hội thế giới Đệ Tam Quốc Tế, cùng các quyết nghị của Ủy Ban Chấp Hành của Đệ Tam Quốc Tế, đều ràng buộc các đảng gia nhập Đệ Tam Quốc Tế".

- Điều 21 nói : "Đảng viên nào phủ nhận các điều kiện và cương lĩnh của Đệ Tam Quốc Tế sẽ bị loại ra khỏi đảng".

- Theo điều 17, các đảng thành phần của Đệ Tam Quốc Tế chỉ là những chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế, vì Đệ Tam Quốc Tế "không phải là một tập hợp của những chi bộ quốc gia, mà là một tổ chức quốc tế thống nhất".

- Điều 13 nói rằng các quyết định của Ủy Ban Chấp Hành "có tính cách ép buộc đối với các chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế và phải được thi hành mau chóng".

Ở Ủy Ban Chấp Hành Đệ Tam Quốc Tế (ECCI), trong số 10-12 ủy viên, mỗi đảng lớn được hai ghế, còn các đảng nhỏ không có ghế nào, chỉ có quyền được tham khảo. Liên Xô đương nhiên dành cho mình 5 ghế, cùng chức vị chủ tịch Ủy Ban Chấp Hành vì Liên Xô là quốc gia tiếp nhận tổ chức. Trên Ủy Ban Chấp Hành là một Chủ Tịch Đoàn (Presidium) mà quyền hành còn lớn hơn nữa. Người giữ chúc chủ tịch đoàn này luôn luôn là một người rất thân cận của tổng bí thư Liên Xô, (đến năm 1924 là Lênin, và sau đó là Stalin).

Sự lệ thuộc của các đảng cộng sản đối với Đệ Tam Quốc Tế được tăng cường thêm với điều 1 và điều 15. Theo điều 1, tuyên truyền và vận động phải có tính cách thực sự cộng sản, không đuợc mang tính cách quốc gia, và phải "phù hợp với chương trình và quyết định của Đệ Tam Quốc Tế". Theo điều 15, "các đảng phải lập chương trình thích ứng với điều kiện của nước và đúng với những nghị quyết của Đệ Tam Quốc Tế", nghĩa là chương trình của mỗi đảng phải được "một Đại hội của Đệ Tam Quốc Tế hay Ban Chấp Hành chấp thuận".

Năm 1928, Nội quy Đệ Tam Quốc Tế lại có thêm một điều, điều 29, buộc Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương của mỗi đảng phải trình lên ECCI biên bản và phúc trình về công việc của đảng đó, và phải được ECCI chấp thuận trước khi đảng đó họp đại hội.

Về hệ thống chỉ huy, theo điều 30 của Nội quy 1928, các cán bộ lãnh đạo của một đảng chỉ được từ chức nếu được phép của ECCI ; sự chấp thuận của Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương của Đảng đó không đủ. Về cơ cấu và phương pháp làm việc của các đảng hội viên thì Đệ Tam Quốc Tế nói rõ rằng "mỗi đảng cộng sản phải lệ thuộc sự lãnh đạo của Đệ Tam Quốc Tế” và “các chỉ thị và quyết định của Đệ Tam Quốc Tế ràng buộc các đảng và, tất nhiên mỗi đảng viên của các đảng đó". Hơn nữa, "Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương của một đảng chịu trách nhiệm với Đại hội của Đảng và ECCI". Để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, thỉnh thoảng Đệ Tam Quốc Tế gởi "phái viên" đi dự Đại hội của các đảng.

Theo điều 9 của Nội lệ của ECCI năm 1928, liên hệ giữa các đảng hội viên và các cơ quan trung ương của Đệ Tam Quốc Tế theo nguyên tắc thống nhất và kỷ luật vô sản. ECCI là thượng cấp và các đảng là thuộc cấp, chớ không bình đẳng. ECCI có quyền đòi một đảng hội viên trục xuất một nhóm hay một đảng viên vi phạm kỷ luật, hoặc trục xuất một đảng vi phạm quyết định của Đai hội Đệ Tam Quốc Tế.

Phải từ bỏ tinh thần quốc gia

Theo những điều kiện trên đây, một người Việt gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam đương nhiên mất hết quyền quyết định về vận mạng Việt Nam, hay của chính mình ! Và từ lúc thành lập và tự nhận là một bộ phận của Đệ Tam Quốc Tế, năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phải từ bỏ một số chủ trương và tuân theo một số chủ trương khác.

Trước hết, về mục tiêu, chủ tịch Zinoviev nói rằng Đệ Tam Quốc Tế là "một đảng duy nhất, với chi bộ ở các quốc gia". Lênin giải thích rằng Đệ Tam Quốc Tế là "một đội quân vô sản quốc tế" mà nhiệm vụ là "thực hiện cách mạng vô sản quốc tế, thiết lập một Cộng Hòa Sô Viết Quốc Tế". Kamenev, một viên chức cao cấp của tổ chức, nói : cần có một ban tham mưu quốc tế để lãnh đạo đội quân cách mạng quốc tế này, và "Đệ Tam Quốc tế là Ban Tổng Tham Mưu của đội quân này".

Kế đến, đảng đó phải từ bỏ những quan điểm cải lương, hòa bình, và quốc gia. Theo điều 2 của Quy chế Đệ Tam Quốc Tế, tổ chức nào xin gia nhập Đệ Tam Quốc Tế "phải loại trừ tất cả những người có quan điểm cải lương và "đứng giữa" và thay thế họ bằng những người cộng sản". Theo điều 17, Đệ Tam Quốc Tế "cương quyết tuyên chiến với toàn thể thế giớí trưởng giả (bourgeois), và tất cả các đảng dân chủ xã hội". Và theo điều 6, một đảng xin gia nhập Đệ Tam Quốc Tế phải "khước từ mọi tinh thần ái quốc, và cả tinh thần chuộng hòa bình về mặt xã hội". Người cộng sản phải từ chối "dân chủ tiểu tư sản" và phương thức không cách mạng (không bạo động).

Một khi đã thâu nhận chủ thuyết Lênin, Đảng Cộng Sản Việt Nam phải loại bỏ tất cả các tư tưởng cải lương, chuộng hòa bình, tinh thần quốc gia, chấp nhận bạo động và độc tài vô sản.

Áp dụng bạo lực là một trong những chủ trương chính của Lênin. (Quan điểm này đã được ông ta trình bày rất rõ ràng trong tác phẩm Quốc Gia Và Cách Mạng). "Độc tài vô sản" được ông ta định nghĩa là "sử dụng bạo lực không chấp nhận một giới hạn nào cả, bất chấp tất cả các luật lệ". Về tinh thần quốc gia và tinh thần quốc tế, Lênin gạt bỏ tinh thần quốc gia, cho đó là môt quan niệm của giới truởng giả (bourgeois), và người cộng sản chỉ biết có một loại tinh thần quốc tế, đó là "chung sức với các người cộng sản khác để chuẩn bị, tuyên truyền, và gia tốc thực hiện cách mạng vô sản quốc tế". Ông ta kêu gọi những người cộng sản trên khắp thế giới "tiếp tay với Liên Xô tổ chức một đạo quân thống nhứt để thực hiện cuộc cách mạng vô sản thế giới và thiết lập một Cộng Hòa Sô Viết toàn cầu". Lênin đòi hỏi người cộng sản phải tuyệt đối trọng kỷ luật. Vi phạm kỷ luật là bội phản giới vô sản. Ông ta nói : "không tuân kỷ luật là giải giới vô sản... người nào vi phạm một tý ty kỷ luật sắt của đảng vô sản là... tiếp tay cho giới trưởng giả chống vô sản".

Hình thức dân tộc, nội dung quốc tế

Trên đây là phần tư tưởng, chủ trương, đường lối, chiến lược và tổ chức. Về phương diện chiến thuật, phương thức cách mạng, thì các cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được nghe nhiều, và được huấn luyện theo đó. Chiến thuật, đặc biệt là chiến thuật cướp chính quyền có thể nói là phần quan trọng nhứt trong chủ nghĩa Lênin; đó là môn sở trường nhất của Lênin. Nó cũng là môn sở trường nhất của Hồ Chí Minh, người được công nhận là một đệ tử xuất sắc nhứt của Lênin. Và ông Hồ đã truyền lại những mánh khóe "cách mạng" cho đàn em trong Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Những giáo huấn chính của Lênin về lãnh vực này được trình bày trong tác phẩm "Cộng sản tả khuynh, căn bệnh của cộng sản ấu trĩ". Trong tác phẩm này Lênin nói về những phương thức, thủ đoạn, xảo quyệt, để nắm bá quyền trong các tổ chức, và cướp chính quyền. Các đảng viên cán bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam chắc được học nhiều, nghe nhiều về những điều này, tưởng không cần lặp lại ở đây. Chỉ có ba điều cần nhấn mạnh.


Điều thứ nhất là sự sử dụng bạo lực. Lênin dạy đàn em phải sử dụng bạo lực triệt để, và chỉ có bạo lực mới giải quyết mọi vấn đề. Đó là "bạo lực cách mạng".

Điều thứ nhì là quan niệm cộng sản về đạo đức. Lênin dạy đàn em rằng đạo đức của người cộng sản là có thể làm bất cứ điều gì, miễn là có lợi cho đảng cộng sản.

Điều thứ ba, căn bản nhất, là thủ đoạn mang mặt nạ, lường gạt kẻ khả tín, thực hiện cách mạng thế giới qua nhiều giai đoạn, nhưng thủ đoạn này rất tế nhị, ít người thấy được rõ. Đó là : "chiến lược không thay đổi, nhưng chiến thuật thì thay đổi hoài hoài". Đặc biệt là phải áp dụng những hình thức khác nhau, để đánh lạc hướng địch nhân, mà ngay cả những người đồng minh, hay những người theo mình không phải vì họ thích chủ nghĩa cộng sản, làm cho họ không thấy được mình đang thực sự làm gì, dẫn họ đi đâu.


Thủ đoạn trên đây được ghi trong một văn kiện rất dài nói về "chính sách mới" của đảng, tháng 10, năm 1936 :

"Đảng Cộng Sản Đông Dương là chi bộ của Quốc Tế Cộng Sản, chiến lược cuối cùng của Đảng tức là chiến lược của Quốc Tế Cộng Sản...

Theo đúng chiến lược của Quốc Tế Cộng Sản thì chiến lược của Đảng Cộng Sản Đông Dương là làm cách mệnh dân quyền... để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, đó là mục đích cuối cùng của cách mệnh trong giai đoạn này... Cần nhắc lại rằng chiến lược của Đảng không thay đổi, còn chiến sách là một thứ mưu kế để hoạt động cần phải sửa đổi luôn...

Chúng ta theo chủ nghĩa quốc tế, không phải theo chủ nghĩa quốc gia... chúng ta phải nâng cao tinh thần tranh đấu dân tộc giải phóng mật thiết liên kết với quyền lợi của quần chúng lao động, nghĩa là hình thức thì dân tộc mà nội dung thì quốc tế" [tác giả nhấn mạnh].

Câu chót này trích hầu như nguyên văn của một câu trong Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản : "Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc".

Đây là một đề tài mà các cán bộ, đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hăng say tranh đấu và hy sinh trong mấy chục năm qua nay cần suy ngẫm, và tự hỏi : "Mình đã giết biết bao nhiêu đồng bào, phá hủy biết bao nhiêu tài sản, để làm gì, cho ai ?".


Tôn Thất Thiện (Ottawa, 11-2004)
(Theo Web Thông Luận)

Những điều sai lầm của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Khác biệt giữa chủ nghĩa Mác Lê Nin (xhcn khoa học) và chế độ tự do dân chủ thật su

GIẢI TỎA HÀO QUANG ĐẢNG CỘNG SẢN

GIẢI TỎA HÀO QUANG ĐẢNG CỘNG SẢN
L.S. Nguyễn Hữu Thống

Tháng hai năm 2000, nhà cầm quyền Hà Nội đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương (ĐCSĐD). Trong dịp này họ viện dẫn những thành quả mà họ đã đạt được trong nửa thế kỷ vừa qua và tự ban cho mình tư cách và tính chính thống để độc quyền lãnh đạo quốc gia từ trước tới nay và từ nay về sau.

NHẬN ĐỊNH VỀ CHỦ TRƯƠNG ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐCSĐD.
Gạt bỏ mọi thành kiến và mọi lý luận tuyên truyền, chúng tôi chỉ căn cứ vào những tài liệu lịch sử và những văn kiện pháp lý để đưa ra những nhận định sau đây liên quan đến chủ trương đường lối của ĐCSĐD.

NHẬN ĐỊNH THỨ NHẤT VỀ ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH.

a) Trong công cuộc giải phóng dân tộc, ĐCSĐD đã chủ trương đấu tranh võ trang, bạo động, vọng ngoại và liên kết với Quốc Tế CS (QTCS). Trên bình diện dân tộc đây là một sai lầm chiến lược khiến cho 3 triệu thanh niên nam nữ thuộc 3 thế hệ đã phải hy sinh xương máu trong 3 cuộc Chiến Tranh Đông Dương (CTĐD):

CTĐD Thứ Nhất chống Pháp trong 8 năm (l946-l954)
CTĐD Thứ Hai chống Thế Giới Dân Chủ (Hoa Kỳ và Đồng Minh) trong 20 năm (l955-l975) và CTĐD Thứ Ba tự chống lẫn nhau trong 10 năm, chiến tranh Miên Việt chỉ kết thúc năm 1989 do sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc.

b) Trong số 14 nước thuộc địa, bảo hộ và giám hộ tại Á Châu, chỉ có 3 nước Đông Dương dưới quyền lãnh đạo của ĐCSĐD là đã đấu tranh võ trang, bạo động, vọng ngọai và liên kết với QTCS. Trái lại, tất cả 11 quốc gia khác đã đấu tranh công khai, ôn hòa, hợp pháp, không bạo động, không vọng ngọai và nhất là không liên kết với QTCS.
Hơn nữa trong khi ĐCSĐD đã đứng vào hàng ngũ QTCS để đấu tranh võ trang nhằm lật đổ các đế quốc tư bản Tây Phương, thì các đảng quốc gia tại Á Châu đã chủ trương hợp tác và thương nghị với đế quốc cũ để giành lại tự trị trong giai đoạn đầu và độc lập trong giai đoạn sau. Cũng vì vậy họ đã tiết kiệm được nhiều hy sinh xương máu và thời gian giành độc lập đã được rút ngắn rất nhiều (từ 1 đến 4 năm sau Thế Chiến Thứ Hai, thay vì 30 năm như trường hợp Việt Nam)

c) Từ 1946 đến 1949 tất cả các đế quốc Tây Phương đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho 12 thuộc địa Á Châu:

Độc lập năm l946: Phi Luật Tân thuộc Hoa Kỳ, Syrie và Liban thuộc Pháp.
Độc lập năm l947: Ấn Độ và Đại Hồi thuộc Anh
Độc lập năm l948: Miến Điện, Tích Lan và Palestine thuộc Anh
(Quốc gia Do Thái đuợc thành lập).
Độc lập năm l949: Việt Nam, Ai Lao, Cao Miên thuộc Pháp,Nam Dương thuộc Hoà Lan (1)

d) Năm 1919 tại Hội Quốc Liên (tổ chức tiền thân của Liên Hiệp Quốc), Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đề xướng quyền Dân Tộc Tự Quyết để khuyến cáo các Đế Quốc Tây Phương từng bước trả tự trị và độc lập cho các thuộc địa Á Phi. Từ đó trào lưu tiến hóa tất yếu của lịch sử là sự giải thể tiệm tiến của các đế quốc Tây Phương. Trào lưu tiến hóa này đã thể hiện năm 1935 khi Hoa Kỳ trả tự trị cho Phi Luật Tân và năm 1936 khi Pháp trả tự trị cho Syrie và Liban.

Như vậy lịch sử đã chứng minh rằng đấu tranh không bạo động, không vọng ngoại và không liên kết với QTCS là đường lối khôn ngoan và hữu hiệu nhất để giành tự trị và độc lập cho quốc gia. Ngược lại, đứng vào hàng ngũ QTCS để đấu tranh võ trang nhằm lật đổ các đế quốc Tây Phương là một sai lầm chiến lược. Vì đây không phải là chiến tranh giành độc lập mà là chiến tranh ý thức hệ giữa QTCS và Thế Giới Dân Chủ. Kinh nghiệm dân gian cảnh giác rằng hễ trâu bò húc nhau là ruồi muỗi chết! (3 triệu nạn nhân tại Triều Tiên, 3 triệu tại Việt Nam, 2 triệu tại Miên Lào và 1 triệu tại A Phú Hãn). Những nạn nhân này đã hy sinh, không phải để giành độc lập quốc gia, mà để cho ĐCS cướp chính quyền.

NHẬN ĐỊNH THỨ HAI VỀ VIỆC GIÀNH ĐỘC LẬP.

a) Trung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản, ĐCSĐD đã phủ định chủ nghĩa dân tộc (2). Họ không chủ trương giành độc lập vì quốc gia dân tộc và không quan niệm độc lập quốc gia như một cứu cánh tối hậu, một mục tiêu chiến lược phải tranh thủ với bất cứ giá nào, với bất cứ hy sinh nào, kể cả việc hy sinh những quyền lợi riêng tư của các đảng phái. Lịch sử đã chứng minh rằng ĐCSĐD chỉ sử dụng cuộc đấu tranh giành độc lập như một chiêu bài, một chiến thuật hay một phương tiện để đạt được mục tiêu chiến lược của họ là Cướp Chính Quyền. Họ đã chống đối bất cứ giải pháp độc lập nào không cho họ độc quyền lãnh đạo quốc gia.

b) Ngày 27-3-l947 Hội Đồng Chính Phủ Ramadier và Hội Đồng các Chính Đảng Pháp (lãnh đạo Quốc Hội) đã công bố Quyết Nghị về chính sách mới của Pháp tại Việt Nam. Theo Quyết Nghị này Pháp không chủ trương tái lập các thuộc địa tại Á Châu. Pháp tán thành nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam về độc lập và thống nhất (ba miền cùng chung một lịch sử, một chủng tộc, một văn hóa và một ngôn ngữ).(3)
Đặc biệt là cũng trong năm 1947, Pháp đã chính thức đăng ký Việt Nam là một quốc gia độc lập tại Liên Hiệp Quốc. (4)

c) Chủ quyền độc lập của Việt Nam đã được thừa nhận bởi Hiệâp Định Elysée ngày 8-3-1949 ký kết giữa Tổng Thống Pháp Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại. Ngày 6-6-1949 Quốc Hội Pháp phê chuẩn Hiệp Định Elysée. Từ đó chiếu công pháp quốc tế Việt Nam được hòan toàn độc lập, các hiệp ước ký với Pháp trong hậu bán thế kỷ 19 đã bị bãi bỏ (5).

Thời gian này, tháng 3-l949, Trung Cộng đang thôn tính lục địa Trung Hoa và đã chiếm đóng Bắc Kinh. Theo sách lược của QTCS, việc cộng sản hóa Trung Hoa sẽ mở đầu cho việc cộng sản hóa hai bán đảo Đông Dương và Trìêu Tiên. Trước nguy cơ này, các nhà lãnh đạo phe Thế Giới Dân Chủ chủ trương giữ vững Việt Nam trong hàng ngũ thế giơí dân chủ chống lại âm mưu thôn tính của phe QTCS.

Vì Việt Nam là một quốc gia liên kết với Pháp, nên giữa Việt Nam và Pháp có nghiã vụ an ninh hỗ tương. Nay Việt Nam đang bị đe doạ về an ninh quốc nội (nội loạn) và an ninh quốc ngoại (ngoại xâm), nên Pháp có nghiã vụ phải mang quân (hay điều quân) để bảo vệ biên thùy Việt Nam. Theo quy chế Liên Hiệp Pháp biên thùy của Việt Nam là biên thùy của Liên Hiệp Pháp và đồng thời cũng là biên thùy của Thế Giới Dân Chủ.
d) Mặc dầu vậy ĐCSĐD đã phủ nhận nền độc lập này. Họ tiếp tục chiến đấu võ trang để được độc quyền yêu nước, độc quyền kháng chiến, độc quyền thương nghị với Pháp, độc quyền ký hiệp ước với Pháp và rồi độc quyền lãnh đạo quốc gia.

Để vận động toàn dân chiến đấu võ trang, ĐCSĐD đã tuyên truyền rằng Pháp đem quân trở lại Việt Nam để tái lập chế độ thuộc địa. Do đó họ phải chiến đấu võ trang chống Pháp để giành lại độc lập cho quốc gia.

Đây là một luận điệu tuyên truyền xuyên tạc. Vì từ năm 1947 Hội Đồng Chính Phủ và Chính Đảng Pháp đã quyết định không tái lập chế độ thuộc địa tại Á Châu và tán thành nguyện vọng độc lập của nhân dân Việt Nam. Trước đó, năm 1946, Pháp đã trả độc lập cho Syrie và Liban. Cũng trong năm 1947 Pháp đã đăng ký Việt Nam là một quốc gia độc lập tại LHQ. Và năm 1949 bằng Hiệp Định Elysée, Tổng Thống và Quốc Hội Pháp đã chính thức thừa nhận chủ quyền độc lập và thống nhất của Việát Nam.

NHẬN ĐỊNH THỨ BA VỀ VIỆC THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.

a) Năm l975 ĐCSĐD đã không có công thống nhất đất nước. Vì theo quốc tế công pháp quốc gia Việt Nam đã được độc lập và thống nhất từ năm l949 chiếu Hiệp Định Élysée ngày 8-3-l949.
Ngày 23-4-l949, Quốc Hội Nam Kỳ đã biểu quyết giải tán chế độ Nam Kỳ Tự Trị để sát nhập lãnh thổ Nam Kỳ vào quốc gia Việt Nam độc lập và thống nhất.

b) Tuy nhiên ĐCSĐD đã phủ nhận nền độc lập này và đã phá hoại nền thống nhất này. Lý do là vì Hiệp Định Élysée không cho họ độc quyền lãnh đạo quốc gia. Do đó họ vẫn tiếp tục chiến đấu võ trang để ký Hiệp Định Genève chia đôi đất nước và cướp chính quyền tại Miền Bắc năm l954. Và rồi họ lại tiếp tục chiến đấu võ trang để cướp chính quyền tại Miền Nam năm l975.

Kể từ năm 1955, ĐCSĐD lại tuyên truyền rằng Mỹ đã thay thế Pháp để thống trị Miền Nam. Do đó họ phải chiến đấu võ trang chống Mỹ để giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước. Đó cũng là một luận điệu tuyên truyền xuyên tạc. Vì quân đội Mỹ chiến đấu tại Triều Tiên và Việt Nam không phải để thống trị 2 quốc gia này mà để bảo vệ biên thùy của Thế Giới Dân Chủ.

c) Tấm bản đồ Việt Nam ông cha chúng ta đã tạo lập nên hồi đầu thế kỷ 19. Sau này vì hèn yếu và nhu nhược, chúng ta đã phải nhượng cho Pháp 6 tỉnh Miền Nam. Năm 1949 đồng bào Miền Nam đã hành sử quyền dân tộc tự quyết để thâu hồi chủ quyền lãnh thổ và bồi đắp lại tấm bản đồ từ Nam Quan đến Cà Mâu. Tuy nhiên bằng chiến tranh võ trang, Hồ Chí Minh đã cầm tay xé đôi tấm bản đồ năm 1954 để cướp chính quyền tại Miền Bắc. Và rồi cũng bằng chiến tranh võ trang, năm 1975, các đồng chí của ông ta đã cướp nốt chính quyền tại Miền Nam. Rồi họ lấy băng keo dán 2 mảnh dư đồ lại và tuyên bố rằng: “Hồ Chí Minh có công thống nhất đất nước”.

Chúng tôi đưa ra những nhận định này trên cương vị một người nghiên cứu sử học và luật học, chứ không với tư cách một cán bộ tuyên truyền cho một chủ thuyết hay một chế độ chính trị nào.

ĐỐI CHIẾU CÁC PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TẠI Á CHÂU.

Muốn có một cái nhìn khách quan và trung thực, chúng ta hãy đối chiếu công cuộc đấu tranh giành độc lập tại Việt Nam với các phong trào giải phóng dân tộc khác tại Á Châu.
Sau Thế Chiến Thứ Hai, trong số 14 nước thuộc địa, bảo hộ và giám hộ tại Á Châu, chỉ có 3 nước Đông Dương dưới quyền lãnh đạo của ĐCSĐD là đã đấu tranh võ trang, bạo động, vọng ngọai và liên kết với Quốc Tế CS. Trái lại các đảng quốc gia tại 11 nước Á Châu khác đã chủ trương đấu tranh công khai, ôn hòa, hợp pháp, không bạo động, không vọng ngoại và nhất là không liên kết với Quốc Tế CS.
Từ l946 đến l949 tại Á Châu, tất cả các đế quốc Tây Phương Mỹ, Anh, Pháp, Hòa Lan đã lần lượt tự giải thể để trả lại độc lập cho các nước thuộc địa, bảo hộ hay giám hộ.

1) 1946: Phi Luật Tân độc lập Hoa Kỳ là quốc gia đi tiền phong trong việc giải phóng thuộc địa. Nguyên là một cựu thuộc địa, Hoa Kỳ có truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhân dân Hoa Kỳ có cảm tình với những phong trào đấu tranh giành độc lập tại Á Phi.
Đầu thập niên 1930, Luật Sư Quezon, lãnh tụ Đảng Quốc gia Phi Luật Tân tới Hoa Thịnh Đốn để vận động Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành quy chế tự trị và độc lập cho Phi Luật Tân. Năm l934 Quốc Hội Hoa Kỳ biểu quyết thông qua Luật Tydings-McDuffie Act công nhận Phi Luật Tân là một quốc gia tự trị (dominion) từ 1935. Trong đạo luật này có khỏan quy định rằng, 10 năm sau, đúng ngày quốc khánh Hoa Kỳ (4 tháng 7, 1945) Phi Luật Tân sẽ được hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên tới ngày đó, Chiến Tranh Thái Bình Dương chưa kết thúc, nên Phi Luật Tân chỉ được tuyên bố độc lập ngày 4-7-1946, trễ mất một năm vì lý do chiến cuộc.

Trong thời chiến tranh, L.S. Quezon được mời tham gia Ủy Ban Chiến Tranh vùng Thái Bình Dương, và người phụ tá của ông, L.S. Roxas đã hoạt động tình báo cho tướng McArthur.
Khẩu hiệu đấu tranh của Đảng Quốc Gia Phi Luật Tân là “Độc Lập do Hợp Tác” (Independence through Cooperation).

2) 1946: Syrie và Liban độc lập.

Nếu Hoa Kỳ có truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc, thì Pháp cũng là quốc gia có truyền thống Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái tiến bộ nhất trong lịch sử loài người.
Tại Syrie và Liban, lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc là Đảng Nhân Dân tại Syrie và L.S. Dabbas tại Liban. Dabbas đã từng du học tại Paris, nơi đây ông hay biết rằng, ngoài các đảng bảo thủ chủ trương duy trì thuộc địa còn có Đảng Xã Hội Pháp chủ trương giải phóng lao động và giải phóng thuộc địa.

Năm 1936 Mặt Trận Bình Dân nắm chính quyền, Thủ Tướng Xã Hội Léon Blum ký hiệp ước với Syrie và Liban để trả tự trị cho 2 quốc gia này. Và 10 năm sau, năm 1946 quân đội Liên Hiệp Pháp rút lui để trả độc lập cho Syrie và Liban.

3) 1947: Ấn Độ và Đại Hồi độc lập.
Sau các Đế Quốc Hoa Kỳ và Pháp, đến lượt Đế Quốc Anh bắt đầu tự giải thể. Tới Thế Chiến Thứ Hai, Anh Quốc đã thành lập được một đế quốc lớn nhất từ cổ chí kim chạy từ Bắc Mỹ qua Âu Châu, Phi Châu, Á Châu và Úc Châu. Người ta thường nói “mặt trời không bao giờ lặn trên Đế Quốc Anh”. Vậy mà 2 năm sau Thế Chiến Thứ Hai, năm 1947, Đế Quốc Anh bắt đầu tự giải thể.

Tại Ấn Độ, 3 nhà lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc là các luật sư Gandhi, Nehru và Jinnah. Các vị này đã từng du học tại Anh, nơi đây họ hay biết rằng, bên cạnh Đảng Bảo Thủ chủ trương duy trì thuộc địa, còn có Đảng Lao Động Anh chủ trương giải phóng lao động và giải phóng thuộc địa.

Năm 1947 Thủ Tướng Lao Động Clement Attlee trả độc lập cho Ấn Độ và Đại Hồi, và qua năm sau, 1948, trả độc lập cho Miến Điện, Tích Lan và Palestine, mặc dầu mọi phản kháng quyết liệt của Churchill, lãnh tụ Đảng Bảo Thủ.

Khác với ĐCSĐD, Đảng Quốc Hội Ấn Độ chủ trương đấu tranh công khai, ôn hòa, hợp pháp, không bạo động, không vọng ngoại và nhất là không liên kết với Quốc Tế CS.
Với một dân số quá đông (400 triệu, so với 20 triệu ở Việt Nam năm 1945) trong một xã hội lạc hậu, nghèo đói, thất học, với những mâu thuẫn trầm trọng về tôn giáo, chủng tộc, ngôn ngữ, đẳng cấp và giai cấp, cuộc đấu tranh tại Ấn Độ 10 lần khó hơn tại Việt Nam. Vậy mà Ấn Độ đã giành được độc lập 2 năm sau Thế Chiến Thứ Hai, trong khi dân tộc ta đã phải hy sinh xương máu dòng dã trong 40 năm.

4) 1948: Miến Điện, Tích Lan, Palestine độc lập.
Người anh hùng dân tộc Miến Điện là Aung San (thân phụ bà Aung San Suu Kyi hiện lãnh đạo phong trào Dân Chủ tại Miến Điện). Cũng như Gandhi, Aung San tình nguyện chiến đấu trong Quân Đội Hoàng Gia Anh. Cùng với U Nu, ông thành lập Liên Đoàn Nhân Dân Tự Do Chống Phát Xít để hợp tác với Đế Quốc Anh, chống Nhật...
Năm l948 Miến Điện được trao trả độc lập.

Tại Tích Lan Hiến Pháp năm l931 ấn định thời gian tập sự tự trị là 15 năm. Với chủ trương Thiện Chí và Hợp Tác (Good Will and Cooperation), Đảng Quốc Gia Tích Lan đã giành được tự trị năm l945 và độc lập năm l948.
Tại Do Thái hai nhà lập quốc Ben Gourion và Moshe Dayan thuộc Đảng Lao Động cũng tình nguyện chiến đấu trong Quân Đội Đồng Minh trong hai trận thế chiến. Năm l948 với sự yểm trợ của Hoa Kỳ, quốc gia Do Thái được thành lập dưới sự bảo trợ của LHQ. Cũng trong năm này, Palestine đã thoát quyền giám hộ của Đế Quốc Anh.

5) 1949: Nam Dương độc lập.
Sau các Đế Quốc Anh Mỹ Pháp đến lượt Đế Quốc Hòa Lan tự giải thể năm l949. Phong trào giải phóng dân tộc Nam Dương được phát động bởi giới trí thức du học Hòa Lan. Trong khi Đảng CS theo sách lược bạo động võ trang thì Đảng Quốc Gia Nam Dương chủ trương đấu tranh ôn hòa bất bạo động bằng canh tân và giáo dục. Sukarno lập Câu Lạc Bộ Văn Hoá Bandung và Hatta lập Hội Giáo Dục Quốc Gia Nam Dương để nâng cao dân trí và chấn hưng dân khí. Hatta du học 10 năm tại Hoà Lan và Sjahrir đã từng gia nhập Đảng Lao Động Hoà Lan trong thời gian du học.
Năm 1942 Nhật chiếm đóng Nam Dương, Sukarno hợp tác với Nhật. Tháng 8, l945 Nhật đầu hàng Đồng Minh, Sukarno tuyên bố Nam Dương độc lập. Nhưng rồi quân đội Hòa Lan theo chân quân đội Anh sang giải giới quân đội Nhật, Sukarno chủ trương thương nghị với Hoà Lan.
Trong những năm l946 và l948, Đảng CS Nam Dương phát động chiến đấu võ trang để phá thương nghị. Thời gian này nước láng giềng Phi Luật Tân đã được độc lập. Tổng thống Truman vận động LHQ áp lực Hoà Lan phải hòa đàm với chính phủ Sjahrir. Lúc này Hoa Kỳ đang thực thi Kế Hoạch Marshall để tái thiết Âu Châu thời hậu chiến nên tiếng nói của Hoa Kỳ có trọng lượng đối với Hòa Lan. Hội Nghị Bàn Tròn La Haye được triệu tập dưới sự bảo trợ của LHQ. Tháng 12-1949, do Hiệp ước La Haye, Hòa Lan thừa nhận chủ quyền độc lập của Nam Dương.

Staline thiết lập Đế Quốc Sô Viết: Ảnh Hưởng đối với Việt Nam.

Như vậy là từ 1946 đến 1949 tất cả các đế quốc Tây Phương như Anh, Mỹ, Pháp, Hoà Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho các thuộc địa Á Châu.
Trong khi đó tại Đông Âu, Staline đã thiết lập một đế quốc mới mệnh danh là Đế Quốc Sô Viết bằng cách thôn tính 3 nước Baltic là Lithuanie, Lettonie và Estonie. Sau đó, Liên Xô thiết lập “bức màn sắt” tại 7 nước Đông Âu là Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Albanie, Bulgarie, và Roumanie (bức màn sắt là chữ của Churchill).

Từ đó, chiến tranh lạnh hay chiến tranh ý thức hệ bộc phát giữa Quốc Tế CS và Thế Giới Dân Chủ.
Các nhà lãnh đạo phe Thế Giới Dân Chủ như Truman, Churchill và De Gaulle nhất quyết không trao Đông Dương cho ĐCSĐD vì họ không muốn Staline mở rộng bức màn sắt từ Đông Âu qua Đông Á.

Riêng tại Việt Nam, De Gaulle cũng nhất quyết không trao Nam Kỳ cho Hồ Chí Minh vì Nguyễn Ái Quốc là cán bộ QTCS phụ trách vùng Đông Nam Á.
Cũng vì vậy mà hồi tháng 12-1945 De Gaulle đã mời cựu hoàng Duy Tân từ đảo Réunion tới Paris thương nghị.

Nhiều tài liệu cho biết De Gaulle đã chấp thuận trên nguyên tắc để Duy Tân về nước đầu năm l946. Trước đó, hai bên sẽ ký một hiệp ước công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do và tự trị trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp. Chính phủ Việt Nam sẽ được toàn quyền quản trị về mặt nội bộ. Tuy nhiên vì lúc này ĐCSĐD đã cướp chính quyền tại Miền Bắc, nên quân đội Pháp còn phải ở lại Việt Nam một thời gian với tư cách là quân đội Liên Hiệp Pháp, để giúp Việt Nam giải quyết các vấn đề an ninh quốc nội (nội loạn) và an ninh quốc ngoại (ngoại xâm). Theo quy chế của tổ chức Liên Hiệp Pháp, giữa Pháp và Việt Nam có nghĩa vụ an ninh hỗ tương. Do đó quân đội Pháp có nghĩa vụ bảo vệ biên cương của Việt Nam, đồng thời cũng là biên cương của Liên Hiệp Pháp.
Rất tiếc là mùa Giáng Sinh 1945 Duy Tân đã tử nạn máy bay trên sa mạc Trung Phi trên đường từ Paris về thăm nhà. Nhiều người cho đây là một vụ phá hoại. Nguyên nhân phi cơ phát hỏa là vì ‘’õhết xăng’’õ. Đây là một nguyên nhân hy hữu vì không một phi hành đoàn nào chịu cất cánh nếu máy bay không chứa đủ săng nhớt.

Việc Duy Tân mất đi là một đại bất hạnh cho Việt Nam cũng như cho Pháp. Vì nếu đầu năm l946 Duy Tân về nước lập chính phủ quốc gia giành lại tự trị, độc lập và thống nhất cho Việt Nam thì chiến tranh Việt Pháp sẽ có cơ tránh được. Hồ Chí Minh sẽ không còn được độc quyền yêu nước và có lẽ chẳng còn ai muốn gia nhập ĐCSĐD nữa (năm 1945 ĐCSĐD chỉ có 5 ngàn đảng viên).

Lúc này Đảng CS Pháp đã thông tri cho Staline và Hồ Chí Minh biết rằng De Gaulle đã có giải pháp quốc gia về Việt Nam. Cũng vì vậy mà, tháng 11-1945, Hồ Chí Minh đã phải giả bộ giải tán ĐCSĐD và vội vã thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia với sự tham gia của Cách Mạng Đồng Minh Hội (với Nguyễn Hải Thần) và Việt Nam Quốc Dân Đảng (với Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam) để làm bình phong thương nghị với Pháp.
Ngày 6-3-1946 tại Hà Nội, nhân danh chính phủ liên hiệp, Hồ Chí Minh ký Hiệp Ước Sơ Bộ Sainteny và chấp thuận mọi điều khỏan mà De Gaulle đã thỏa thuận với Duy Tân: Việt Nam là một nước tự do và tự trị trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp. 15 ngàn quân Pháp được đồn trú tại Bắc Kỳ trong thời hạn 5 năm.

Sau đó hồi tháng 9-l946 tại Paris, Hồ Chí Minh đã đến nhà riêng của Moutet để xin ký Thỏa Ước Tạm Thời (Marius Moutet là đồng chí cũ trước khi Nguyễn Ái Quốc bỏ đảng Xã Hội để gia nhập ĐCS Pháp).

Tuy nhiên mặc dầu lúc này De Gaulle đã từ nhiệm, các nhà lãnh đạo Thế Giới Dân Chủ vẫn nhất quyết không trao Đông Dương cho ĐCSĐD.
Không còn hy vọng cướp chính quyền bằng ngoại giao, Hồ Chí Minh phát động chiến tranh võ trang ngày 19-12-1946.
Bằng hành động gây chiến này, Hồ Chí Minh đã vi phạm Hiệp Ước Sơ Bộ Sainteny và Thỏa Ước Tạm Thời Moutet.
Do đó, 3 tháng sau, ngày 27-3-1947 Hội Đồng Chính Phủ Ramadier cùng Hội Đồng các Chính Đảng Pháp công bố Quyết Nghị về chính sách mới của Pháp tại Việt Nam, theo đó Pháp tán thành nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam về độc lập và thống nhất.
Điều đáng chú ý là lãnh tụ Cộng Sản Maurice Thorez và lãnh tụ Xã Hội Marius Moutet đã ký tên vào Quyết Nghị này cùng với thủ tướng Ramadier.

Ngoài ra cũng trong năm 1947 tại Liên Hiệp Quốc, Pháp đã chính thức đăng ký 3 nước Đông Dương (Việt Miên Lào) là những quốc gia độc lập.
Như vậy là từ năm 1947 Pháp đã công bố ý định trao trả độc lập và thống nhất cho Việt Nam và đã đăng ký Việt Nam là một quốc gia độc lập tại Liên Hiệp Quốc. (Sở dĩ Việt Nam không được gia nhập LHQ vì gặp sự phản kháng của Liên Xô hành sử quyền phủ quyết.)

Năm 1947, nếu Hồ Chí Minh là người yêu nước, nếu Nguyễn Ái Quốc là nhà ái quốc biết đặt quyền lợi của quốc gia dân tộc lên trên quyền lợi của đảng phái, thì ông ta đã phải lập tức ngưng chiến để cho phe quốc gia có điều kiện hòa đàm và ký kết với Pháp một hiệp ước để giành lại độc lập và thống nhất cho Việt Nam.
Tuy nhiên Hồ Chí Minh không phải là người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc không phải là nhà ái quốc nên ông ta vẫn tiếp tục đẩy tới chiến tranh võ trang để phá vỡ mọi giải pháp độc lập quốc gia.

Mặc dầu vậy các chính phủ Pháp kế tiếp vẫn trung thành với Quyết Nghị của Hội Đồng Chính Phủ và Chính Đảng Pháp năm 1947.

Ngày 7-12-1947 Cao Uy Bollaert ký Hiệp Ước Sơ Bộ Vịnh Hạ Long với Quốc Trưởng Bảo Đại, để thừa nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam. Hiệp Ước Sơ Bộ này được chính thức hóa bởi Hiệp Ước Vịnh Hạ Long ngày 5-6-1948 ký kết giữa Cao Ủy Bollaert và Tướng Nguyễn văn Xuân, Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Lâm Thời, với sự bối thự của Quốc Trưởng Bảo Đại. Theo Hiệp Ước này Pháp long trọng thừa nhận nền độc lập của Việt Nam và Việt Nam được quyền tự do tiến hành thủ tục để thực hiện nền thống nhất quốc gia chiếu nguyên tắc dân tộc tự quyết.

Và ngày 8-3-1949 tại Điện Elysée (Paris) Tổng Thống Pháp Vincent Auriol, nhân danh Tổng Thống Cộng Hòa Pháp và nhân danh Chủ Tịch Liên Hiệp Pháp, đã ký với Quốc Trưởng Bảo Đại Hiệp Định Elysée Công Nhận Việt Nam Thống Nhất Và Độc Lập Trong Liên Hiệp Pháp. (Quy chế Liên Bang Đông Dương đã bị bãi bỏ)
Do Quyết Nghị ngày 23-4-1949 Quốc Hội Nam Kỳ đã giải tán chế độ Nam Kỳ tự trị và sát nhập Nam Phần vào quốc gia Việt Nam độc lập và thống nhất.
Ngày 6-6-1949 Quốc Hội Pháp phê chuẩn Hiệp Định Elysée và chính thức thừa nhận quốc gia Việt Nam độc lập và thống nhất.

Chúng ta không nên có thành kiến cho rằng gia nhập Liên Hiệp Pháp là vi phạm chủ quyền quốc gia. Vì các nước Ấn Độ, Đại Hồi, Canada, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan v...v... cũng là những quốc gia độc lập trong Liên Hiệp Anh.

Về mặt an ninh quốc phòng, nếu năm 1949 Việt Nam không gia nhập Liên Hiệp Pháp thì quân đội viễn chinh Pháp phải rút khỏi Việt Nam (như tại Syrie và Liban năm 1946). Và chỉ trong một tuần lễ (như tại Nam Hàn năm 1950), phe Quốc Tế Cộng Sản sẽ nhuộm đỏ toàn thể bán đảo Đông Dương.

Khách quan mà xét, năm 1949 độc lập trong Liên Hiệp Pháp là giải pháp tối ưu cho Việt Nam. Chúng ta có thể sử dụng các chuyên viên Pháp là những người am hiểu phong tục tập quán, biết rõ dân tình nước ta, lại có những kinh nghiệm về khai thác nông lâm súc, công kỹ nghệ thương mãi, xây cất cầu cống, đường sá, sông ngòi, hải cảng, cồn đảo v...v... Ngoài ra họ còn có thể cố vấn chúng ta để xây dựng môt nền giáo dục phổ thông, một nền hành chánh hiện đại và một nền tư pháp độc lập để tiến tới tam quyền phân lập và dân chủ pháp trị.

Về mặt phát triển, chúng ta có sẵn thị trường Liên Hiệp Pháp để xuất cảng các hàng hóa và các nông, lâm, khoáng sản v...v... Do đó, năm 1949, độc lập trong Liên Hiệp Pháp là giải pháp tối ưu cho Việt Nam.

Nhưng rồi ĐCSĐD đã đưa dân tộc ta vào con đường chông gai chết chóc trong suốt 40 năm (từ 1949 đến 1989). Đại hạnh của Ấn Độ là có một Gandhi theo chủ nghĩa dân tộc. Đại bất hạnh của Việt Nam là có một Nguyễn Ái Quốc theo chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Tổng kết lại, Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhất có thể chia làm 3 giai đoạn:

1) l946-l947: chiến tranh giành độc lập.
2) 1947-1949: hoà đàm và thương nghị.
3) l949-1954: chiến tranh ý thức hệ giữa QTCS và Thế Giới Dân Chủ (như Chiến Tranh Triều Tiên). Vì từ 1949 Việt Nam đã giành được độc lập nên chiến tranh không phải để giải phóng dân tộc nữa, mà là một phương tiện giúp CS cướp chính quyền.
Chỗ tế nhị là phe Thế Giới Dân Chủ đã được đại diện bởi Liên Hiệp Pháp, một tổ chức sáng lập bởi Cộng Hòa Pháp là một quốc gia bị mang tiếng đã thôn tính Việt Nam làm thuộc địa để khai thác. Hơn nữa năm 1946 Quân Đội Pháp đổ bộ Hải Phòng với tư cách Quân Đội Viễn Chinh. Kể từ 1949 Quân Đội Pháp chiến đấu dưới danh nghĩa Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương để bảo vệ biên thùy của Việt Nam. Sự thay đổi danh nghĩa là một vấn đề pháp lý tế nhị mà người dân khó có thể nhận định được.

HIỆP ĐINH ĐÌNH CHIẾN GENÈVE 1954 VÀ HIÊP ĐINH HÒA BÌNH PARIS 1973.

Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhất kết thúc bởi Hiệp Định Đình Chiến Genève ngày 20-7-1954 (giống như Hiệp Định Đình Chiến Bàn Môn Điếm ngày 27-7-l953 tại Triều Tiên).
Hiệp Định Genève là một hiệp ước thuần túy quân sự có tác dụng “ đình chiến và ấn định một giới tuyến quân sự tạm thời ”. Tại vùng giới tuyến thuộc quyền kiểm soát của quân đội bên nào thì chính quyền bên ấy phụ trách việc quản trị hành chánh.
Vì là một hiệp ước quân sự, Hiệp Định Genève chỉ mang chữ ký của 2 tướng lãnh đại diện Quân Đội Bắc Việt (là Thiếu Tướng Tạ Quang Bửu) và đại diện Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương (là Thiếu Tướng Henri Delteil).

Vì không tham chiến ở Việt Nam nên Hoa Kỳ không ký tên vào Hiệp Định Genève.
Quốc gia Việt Nam cũng không ký. Chiếu Hiệp Định Elysée 1949, Việt Nam là một hội viên liên kết của Liên Hiệp Pháp. Khi có chiến tranh, quân đội Việt Nam và quân đội Pháp sẽ cùng chiến đấu dưới danh nghĩa quân đội Liên Hiệp Pháp. Một Bộ Tham Mưu Hỗn Hợp được thành lập với một tướng lãnh Pháp làm tư lệnh hành quân và một tướng lãnh Việt Nam làm tham mưu trưởng. Vì Hiệp Định Genève là một hiệp ước thuần tuý quân sự, nên về phía Liên Hiệp Pháp chỉ cần có chữ ký của vị tư lệnh hành quân Henri Delteil là đủ.
Ngày hôm sau, 21-7-1954, một Bản Tuyên Ngôn Sau Cùng khuyến cáo hai miền Nam Bắc hiệp thương và tổ chức tổng tuyển cử trong những năm 1955 và l956. Tuy nhiên tuyên ngôn không phải là hiệp ước. Vì đây chỉ là bản Tuyên Ngôn Ý Định (declaration d’intention) không mang chữ ký của bất cứ phái đòan nào nên không có giá trị pháp lý (Cũng như các bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Bảo Đại ngày 11-3-1945, của Hồ Chí Minh ngày 2-9-1945 và của Sukarno ngày 17-8-1945).
Vả lại cũng trong ngày 21-7-1954, ngoại trưởng Quốc GiaViệt Nam Trần Văn Đỗ và trưởng phái đoàn Hoa Kỳ Bedell Smith đã ra tuyên cáo minh thị phản kháng sự áp đặt các giải pháp chính trị trong một hiệp ước quân sự, mà không có sự thỏa thuận của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam. (7)

Hiệp Định Đình Chiến Genève, theo danh xưng, chỉ là một bản hiệp ước thuần tuý quân sự để quy định giới tuyến quân sự hay ranh giới ngưng bắn: ngưng bắn tại chỗ (da beo) hay ngưng bắn theo một giới tuyến (vĩ tuyến 38 tại Triều Tiên, vĩ tuyến 17 tại Việt Nam). Nó không áp đặt những giải pháp chính trị. Vấn đề thống nhất Nam Bắc là một vấn đề chính trị thuộc quyền dân tộc tự quyết sẽ do hai quốc gia ấn định sau này (như trường hợp Triều Tiên: sau hơn 50 năm vẫn chưa có giải pháp chính trị). Do đó Việt Nam Cộng Hoà không vi phạm Hiệp Định Genève khi khước từ tổng tuyển cử năm 1956. (8)
Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973 trái lại, là một hiệp ước ngoại giao và có tác dụng chính trị. Trước hết về mặt nghi thức nó mang chữ ký của các đại biểu các quốc gia kết ước:

Trần Văn Lắm, ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa
Williams Roger, ngoại trưởng Hoa Kỳ
Nguyễn Duy Trinh, ngoại trưởng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và
Nguyễn Thị Bình, ngoại trưởng Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam

Điều 15 Hiệp Định Hòa Bình Paris quy định rằng “ việc thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hoà bình trên căn bản thương nghị và thỏa thuận giữa Miền Bắc và Miền Nam, không bên nào cưỡng ép bên nào, không bên nào thôn tính bên nào. Thời gian thống nhất sẽ do Miền Bắc và Miền Nam đồng thỏa thuận ” (theo nguyên tắc nhất trí) (9)
Vậy mà 2 năm sau, năm 1975, khi chữ ký của họ còn chưa ráo mực, Bắc Việt phát động chiến tranh võ trang để thôn tính Miền Nam. Hội trường đã nhường chỗ cho chiến trường, thương nghị thỏa thuận đã bị bạo lực cưỡng chế, và phương pháp hòa bình đã bị chiến tranh võ trang xoá bỏ.
Đây là mộtï vi phạm thô bạo Hiệp Định Paris. Luật pháp văn minh của loài người đã bị thay thế bởi luật rừng xanh.

KẾT LUẬN:
Nói tóm lại:
1) Phủ nhận chủ nghĩa dân tộc, ĐCSĐD đã phạm sai lầm chiến lược khi liên kết với QTCS để đấu tranh bạo động võ trang khiến dân tộc ta phải hy sinh xương máu dòng dã trong 40 năm.

2) ĐCSĐD không có công giành độc lập năm 1954 vì Việt Nam đã được độc lập từ 1949 chiếu Hiệp Định Elysée. Hơn nữa, Việt Nam đã được đăng ký tại Liên Hiệp Quốc là một quốc gia độc lập từ 1947.

3) ĐCSĐD không có công thống nhất đất nước năm 1975 vì Việt Nam đã được thống nhất năm 1949 khi Quốc Hội Nam Kỳ biểu quyết giải tán chế độ Nam Kỳ tự trị để sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ quốc gia Việt Nam độc lập và thống nhất.

4) Trên bình diện dân tộc 3 cuộc Chiến Tranh Đông Dương là những cuộc chiến tranh vô ích, vô lý và vô nghĩa.

5) Vì vậy Đảng Cộng Sản không có tư cách và không có tính chính thống để độc quyền lãnh đạo quốc gia từ trước tới nay và từ nay về sau. Và chế độ CS phải được giải thể để cho người dân được quyền mưu cầu hạnh phúc trong một chế độ Dân Chủ Pháp Trị, trong đó các dân quyền và nhân quyền được tôn trọng, kinh tế quốc gia được phát triển và công bằng xã hội được thực thi.

L.S. Nguyễn Hữu Thống
(Phục Hồi Sự Thật Lich Sử)

CHÚ THÍCH
1) Hai nước còn lại là Mã Lai và Tân Gia Ba trong Liên Bang Mã Lai Á. Năm 1948 Đảng CS Mã Lai lập chiến khu chiến đấu võ trang. Để dẹp nội loạn, chính phủ Anh ban hành tình trạng thiết quân luật. Từ năm 1952 đảng Quốc Gia Mã Lai đưa ra chủ trương “độc lập do hợp tác chủng tộc” kết hợp các sắc dân Mã Lai, Trung Hoa và Ấn Hồi. LS Abdul Rahman đã từng làm phó chưởng lý tại Anh. Abdul Razah phục vụ trong quân đội Hoàng Gia Anh thời Thế Chiến Thứ Hai. Sau 5 năm tự trị, Mã Lai được độc lập năm 1957.
Năm 1959 đến lượt Tân Gia Ba được giải phóng do chủ trương ‘’độc lập nhờ liên lập’’ (với Mã Lai trong Liên Bang Mã Lai Á). Lý Quang Diệu đã từng gia nhập Luật Sư Đoàn Luân Đôn và đảng Lao Động Anh trong thời gian du học.
Năm 1989, khi hòa bình Đông Dương vãn hồi, dân số tại 3 nước Đông Dương là 61 triệu và tại 11 cựu thuộc địa Á Châu khác là 1 tỷ 40 triệu.
2) Năm 1930 danh xưng “ĐCSVN” đã bị QTCS bác bỏ và thay bằng danh xưng ‘’õĐCSĐD’’õ
3) Nguyễn Khắc Ngữ: Bảo Đại, các Đảng Phái Quốc Gia và sự thành lập Chính Quyền Quốc Gia.
4) Everyone’s United Nations, ấn bản năm 1986, trang 332.
5) Nguyễn Khắc Ngữ, sđd.
6) Tự Truyện Gandhi: Trí Hải. Cũng như tại Ấn Độ, phe thực dân hạ cấp tại Đông Dương gồm 20 ngàn ngừơi da trắng. Bọn này chống lại cả người Việt yêu nước và người Pháp dân chủ.
7) Thế Nguyên: Đông Dương 1945-1973.
8) Đề cập đến tổng tuyển cử tại một nước CS chỉ là chuyện khôi hài. Trong hơn 50 năm tại Bắc Việt có bao giờ người công dân được hành sử quyền tự do ứng cử và tự do bầu cử?
9) Thế Nguyên, sđd.

Hồ Chí Minh, một người yêu nước lầm lạc

Hồ Chí Minh, một người yêu nước lầm lạc


DCVOnline - Việt Hồng thực hiện


Việt Hồng: Thưa ông, trong cuộc phỏng vấn lần cuối, chúng ta có đề cập đến vai trò của ông Hồ Chí Minh (HCM) trong việc du nhập chủ nghĩa Cộng Sản vào Việt Nam. Và ông có nói rằng việc đánh giá ông Hồ Chí Minh phải hết sức thận trọng. Cụ thể như thế nào, thưa ông?

Bùi Tín: Đánh giá về HCM phải thận trọng vì vai trò của ông với lịch sử là rất lớn. Như nhiều người biết, ông ấy là người du nhập học thuyết Marx-Lenin vào Việt Nam. Học thuyết ấy đã đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Có thể nói nhờ có ông HCM và cùng với ông ấy là Đảng Cộng Sản Đông Dương mà mới có cuộc Cách mạng Tháng Tám. Sau đó là cuộc kháng chiến chống pháp, rồi CNXH tại Việt Nam.


Hồ Chí Minh là một người yêu nước lầm lạc. “Tặng tướng Salan, tình bạn tuyệt vời” (1946)
Nguồn: www.salan.asso.fr
--------------------------------------------------------------------------------

Như vậy, vai trò của ông Hồ chí Minh với lịch sử Việt Nam là vai trò quyết định. Học thuyết Marx - Lenin không chỉ biểu hiện ở Chủ nghĩa Xã Hội, Chủ nghĩa Cộng Sản mà còn việc đấu tranh giai cấp nữa. Đó cũng là học thuyết về Chuyên chính Vô sản để xây dựng lên một chế độ độc đảng như ở các nước XHCN cũ như Liên Xô, Đức, Ba Lan, hiện nay vẫn còn ở Việt Nam, Trung Quốc. Ở Việt Nam trước kia cũng có Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội nhưng thực chất những đảng đó cũng do đảng cộng sản lập ra.

Trước đây tôi cũng suy nghĩ rất nhiều đến chuyện này. Nhiều anh em ở trong nước khuyên tôi, động đến ông HCM là động đến một vị Thánh đối với một số người ở trong nước, bây giờ chưa đến lúc đó. Đây là một vấn đề tối kị vì động đến ông Hồ giống như động đến tín ngưỡng của nhiều người. Tôi cũng đã từng bị người ta chụp mũ là đi theo con đường phản động, phản bội… vì một số người, người ta chủ trương đồng nhất HCM với ĐCS, với dân tộc, với đất nước. Chống lại hay nói xấu HCM là chống lại dân tộc, chống lại đất nước, là phản động… Vì vậy, những ai chống lại HCM dễ bị cô lập.

Việt Hồng: Bắt đầu từ khi nào thì ông quyết định việc đánh giá lại ông HCM?

Bùi Tín: Ngay khi kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Hồ thì tôi đã tỉnh ngộ ra môt chút, khi đó tôi vẫn còn ở trong nước. Hôm đó, có nhiều khách nước ngoài, rồi Việt kiều, mọi người phát biểu ca ngợi ông HCM, còn tôi bắt đầu ngờ ngợ.

15, 16 năm nay thì tôi nghĩ khác. Chúng ta phải có một thái độ khoa học. Đó là nhìn thẳng vào sự thật, trung thành với lẽ phải. Theo tôi, cứ sự thật mình suy nghĩ như thế nào thì nói ra như thế, tránh thành kiến, tránh định kiến, không chủ quan… Đó là thái độ khoa học. Cho nên tôi không ngại khi phải viết về ông HCM, phải trả lời về ông HCM như hôm nay .

Theo tôi, không tránh né mà cần nhìn thẳng vào sự thật mà nói thẳng, mà phân tích…

Việt Hồng: Còn trước kia thì tình cảm của ông với ông Hồ ra sao?

Bùi Tín: Việc nhận thức này đối với tôi là cả một quá trình. Cô biết đấy, ở trong nước, tôi cũng ở trong quân đội 44 năm, là đảng viên đảng CS 38 năm và tôi cũng được đúc trong cái lò CS này ra. Tôi còn tham gia công tác tuyên truyền (cười) vì tôi là nhà báo, làm công tác tuyên huấn. Tôi cũng được bộ máy của đảng tuyên tuyền, lắp đi lắp lại nên quá trình nhìn nhận, đánh giá ông HCM với tôi là môt quá trình biến đổi tronh nhận thức cũng như trong tình cảm.

Khi còn trong nước tôi được giáo dục tuyên truyền rằng ông ấy là môt anh hùng, một người yêu nước, một con người vĩ đại… Rồi người ta còn dậy rằng, HCM không những là nhà chính trị, còn là nhà văn hóa, nhà thơ, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà ngoại giao kiểu mẫu, một lãnh tụ sáng suốt. Không gì có thể nói hết được mặt tốt, mặt gương mẫu của ông HCM. Ngày 2/9/1969, khi ông HCM chết, cả gia đình tôi khóc, vợ khóc, con khóc, xung quang ai cũng khóc, hàng triệu người khóc còn hơn khóc bố, khóc mẹ mình chết. Chính tôi cũng là nạn nhân của việc nhồi sọ rồi tôi lại tham gia vào việc tuyên truyền, ca ngợi ông HCM.

Việt Hồng: Cái gì làm cho ông bắt đầu nghi ngờ ông Hồ, ông có thể nói cụ thể hơn không?

Bùi Tín: (cười) Đó là quyển truyện "Những mẩu truyện về cuộc đời hoạt động của chủ tịch HCM". Khi tôi được biết là do chính ông viết rồi ký tên HCM. Tôi mở quyển sách ra xem thì tôi thấy lấn cấn, vì trong quyển sách nói, Bác Hồ của chúng ta là cực kỳ khiêm tốn, Bác không khi nào muốn nói về mình cho nên ông Trần Dân Tiên phải đi đường vòng, phải tới gặp những nhân chứng, những người đã từng gặp gỡ Bác ở Xiêm, ở Pháp… để tìm kiếm tư liệu cho việc viết cuốn truyện này.

Vậy mà Trần Dân Tiên lại chính là Hồ Chí Minh. Từ đó tôi đặt ra một loạt câu hỏi: "tại sao lại có một người thiếu khiêm tốn đên như vậy? Sao lại tự viết truyện ca ngợi mình? Lại còn so sánh mình hơn cả Lê Lợi, Quang Trung…?"

Khi sang Pháp, tôi bắt đầu viết cuốn sách "Hoa Xuyên Tuyết", tôi bắt đầu đánh giá lại con người HCM. Tôi thấy không thể gọi ông HCM là con người khiêm tốn, kiểu mẫu được. Một người khiêm tốn không ai lại tự mình viết về mình, kể toàn những truyện tâng bốc về mình, ca ngợi mình như vậy.

Việt Hồng: Và người ta phản ứng ra sao trước nhận định như vậy của ông?

Bùi Tín: Khi đó ở trong nước người ta nhao nhao lên, người ta cho ông Bùi Biên Thùy, một người cũng ở trong bào Nhân Dân với tôi, viết bài gọi tôi là phản động, đi theo bọn phản động nước ngòai... Từ đó tôi cho rằng cần có thái độ đúng đắn, vô tư, cân nhắc kỹ khi nói về ông Hồ.

Việt Hồng: Khi động tới ông HCM thường có người khen ông hết lời, người chê ông hết mức, theo ông thái độ như thế nào là đúng mực, đúng đắn?

Bùi Tín: Khi động đến ông HCM là cãi nhau rất quyết liệt. Một bên thì ca ngợi ông hết sức, Bên kia thì phủ nhận hoàn toàn cho rằng ông là người hoàn toàn tiêu cực, không có một tí nào tích cực, không một tí nào đóng góp cho lịch sử VN.

Một số anh chị em hiện đang sống ở nước ngoài, gọi là người Việt quốc gia, họ có mối căm thù không đội trời chung với ông Hồ cho nên họ dùng những lời lẽ hết sức nặng nề với ông. Họ không bao giờ gọi là "ông" cả mà phải gọi bằng nhừng từ ngữ xấu xa nhất, nặng nề nhất như "con cáo", "thằng già", "tên Việt gian bán nước"… Họ căm thù cũng đúng thôi vì họ đã mất hết cả. Nhưng từ đó mà có cái nhìn không cân bằng, không nói mảnh may một điều gì tốt về ông Hồ cả mà toàn dùng những lời lẽ, những từ ngữ quá đáng thì như thế không phải là một thái độ đúng đắn.

Theo tôi, thái độ tốt nhất để có thế thuyết phục được tuổi trẻ và 83 triệu đồng bào trong nước, phải là một thái độ thận trọng, khoa học và vô tư.

Tất nhiên, mỗi người có một nhận thức và tôi tôn trọng mọi quan điểm của mọi người nhưng mà tôi có quan điểm riêng của tôi.

Việt Hồng: Vậy theo ông thì những mặt tích cực và tiêu cực của ông HCM là gì?

Bùi Tín: Theo tôi, mặt tích cực của ông HCM là đóng góp cho lịch sử VN, đứng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp và kết thúc thắng lợi. Rồi đứng đầu chính phủ kháng chiến trong vòng 9 năm, kết thúc kháng cuộc chiến chống Pháp với thắng lợi Điện Biên Phủ.

Đối với thế giới, ông ấy cũng được các nhà lịch sử thế giới coi là người đã đứng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp giành lại độc lập, một người đã chôn vùi chủ nghĩa thực dân Pháp.

Tôi nghĩ là ông ấy có đóng góp vào một số sự kiện tích cực cho đất nước. Nhưng ngay cả trong sự tích cực ấy cũng phải đi sâu vào xem nó có hoàn toàn tích cực hay không.

Còn sai lầm của ông ấy là ông ấy đã rước về cho dân tộc một chủ nghĩa tai hại mà không phải là trong mấy tháng mà kéo dài nửa thế kỷ, cho tới bây giờ.

Cô thấy đấy, VN bây giờ vẫn là nước độc đoán, độc đảng. Người ta vừa xử mấy phiên tòa bịt miệng ngay giữa Huế, Sài Gòn, Hà Nội đấy. Cái chủ nghĩa CS mà ông Hồ đem về cho dân tộc vẫn còn tác oai tác quái!

Việt Hồng: Ông đánh giá như thế nào về tinh thần yêu nước của ông Hồ?

Bùi Tín: Hiện nay có nhiều tranh cãi giữa những người trong và ngoài nước rằng, ông HCM có phải là một người yêu nước hay không? Theo tôi, thời kỳ ông ấy học quốc học Huế, trong tiểu sử của ông có ghi rằng ông tham gia những cuộc bãi khóa, bãi thuế v.v... Rồi ông ấy có đọc Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và thấy con đường của các vị tiền bồi này bế tắc và từ đó ông ấy đi tìm đường cứu nước. Tôi nghĩ rằng, cách viết như vậy nó hơi thổi phồng sự việc lên quá. Về chuyện này, các nhà lịch sử cần phải nghiên cứu tiếp.

Theo tôi, việc ông Hồ sang Pháp đi tìm đường cứu nước cần phải xem xét lại cho kỹ lưỡng. Các nhà sử học người ta viết cũng có chủ quan, tô vẽ quá với sự thật… Họ cho rằng, ông HCM yêu nước, giác ngộ từ bé. Tôi cho rằng những chứng cớ khi còn quá mờ nhạt và chưa đủ sức thuyết phục, chưa đủ để khẳng định chuyện đó.

Khi ông Hồ bỏ học tại trường quốc học, lúc ông cụ thân sinh ra ông Hồ là Nguyễn Sinh Sắc lúc bấy giờ là phó bảng tại Bình Khê, tức là quan Tri huyện, nhưng do đánh chết người (ông Tạ Văn Quang) nên mất chức, bị gần như khai trừ ra khỏi ngạch quan lại. Do đó ông HCM mất chỗ dựa, ông bỏ trường quốc học vào Nam (Phan Thiết). Rồi ông đi làm bồi tầu như một kế sinh nhai, sau đó theo tầu sang Pháp.

Cho tới giai đoạn này, tôi cho rằng, chưa có bằng chứng về tinh thần yêu nước của ông Hồ.

Nhưng thời gian ông ấy ở Pháp rồi sang Nga, sang Tầu… thì ông ấy đã hoạt động như môt thanh niên yêu nước lúc bấy giờ. Khi ông ấy ở Pháp và viết cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp" rồi tham gia hoạt động tại Tour… thì tôi đánh giá ông ấy là một người yêu nước. Tuy là có vài người cùng viết nhưng ông ấy là người công bố tài liệu này ở Hội Quốc Liên, như Liên Hiệp Quốc bây giờ ấy (cười).

Khi ông ấy đọc tài liệu về chủ nghĩa CS rồi trong một tối, ông ấy kêu toáng lên là: "mặt trời đây rồi, chân lý đây rồi…". Rồi ông ấy kể lại là ông ấy rớt nước mắt ra khi cho rằng mình đã tìm ra chân lý để cứu nước… Nếu quả thật như thế thì lúc bấy giờ ông ấy là một thanh niên yêu nước, muốn tìm ra một con đường tốt nhất để giải phóng dân tộc, không thể nói khác đi được.

Cả quá trình khi ông Hồ tham gia Đảng CS Pháp rồi tham gia viết báo tại Pháp…, sang Nga năm 1924…, tôi cho rằng, ông Hồ yêu nước, không thể kết luận ông ấy bán nước như một số người Việt hải ngoại được.

Nhưng thực tế cho tới nay thì ông HCM là một người yêu nước lầm lẫn. Học thuyết Marx-Lenin mà ông ấy cho là chân lý, là cẩm nang, là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam mà cho đến khi chết ông ấy vẫn nghĩ là con đường đúng đắn nhất là đưa Việt Nam vào phe XHCN… thì nó đã phá sản. Ngay cả những người CS trong nước, người ta bây giờ cũng nhận ra sai lầm này sau khi Liên Xô tan rã và chủ nghĩa CS phá sản ở các nước Đông Âu. Trên thực tế người ta đã từ bỏ con đường của ông HCM nhưng vẫn cố giữ bình phong như vậy để độc quyền lãnh đạo đất nước.

Đó là nhầm lẫn của ông HCM, vì cái nhầm lẫn này mà nó kéo theo thảm họa CS cho Việt Nam tới tận bây giờ. Nó làm khổ cả dân tộc, làm bao người phải thiệt mạng vì nó. Làm khổ tới nay, vẫn chưa dứt được ra

Tôi cho rằng, HCM là một người yêu nước lầm lạc, yêu nước như ông Hồ thì thà đừng yêu nước còn hơn, còn may cho dân tộc hơn. Yêu nước như ông HCM thì còn tệ hại hơn nhiều lần so với không yêu nước, thà để dành là cờ lãnh đạo cho Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu còn tốt hơn.

© DCVOnline

----------------------------------------------------------
Bai lien quan:
Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và tinh thần dân tộc Phần I

Cựu đại tá Bùi Tín nói về ông Hồ Chí Minh

Cựu đại tá Bùi Tín nói về ông Hồ Chí Minh
2007.05.18
Trà Mi, phóng viên đài RFA

19/5 năm nay đánh dấu 117 năm ngày sinh cố chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Việt Nam. Công luận trong và ngoài nước từ lâu đã xuất hiện hai luồng nhận định khác nhau về ông. Một bên cho rằng cụ Hồ là một anh hùng vĩ đại, còn một bên lại tố cáo ông có tội với dân tộc, gây đau thương cho biết bao nhiêu người.

Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe

Ông Hồ Chí Minh vào năm 1950. AFP PHOTO
Để tìm hiểu thêm về nhân vật lịch sử này, Trà Mi trao đổi với cựu đại tá Bùi Tín, từng là đảng viên với hơn 4 thập niên tham gia Đảng cộng sản và 37 năm góp mặt trong Quân đội Nhân dân. Với các trọng trách đựơc Đảng giao phó như Phó tổng biên tập báo Quân đội nhân dân và báo Nhân Dân, cũng như Tổng Biên tập báo Nhân dân Chủ Nhật, ông Bùi Tín từng có nhiều dịp tiếp xúc, gặp gỡ với Hồ Chủ tịch.

Ngoài ra, do mối quan hệ mật thiết giữa thân phụ của ông với lãnh tụ Hồ Chí Minh, nên ông cũng có cơ hội được biết khá nhiều về cụ Hồ. Ông cũng chính là tác giả của rất nhiều tác phẩm viết về cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng nổi tiếng này. Trước tiên, ông Bùi Tín nêu lên nhận xét chung về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cựu đại tá Bùi Tín: Ông Hồ Chí Minh là một nhà chính khách, một nhân vật lịch sử mà hiện nay trong và ngoài nước có những đánh giá trái ngược hẳn nhau.

Một số người ca ngợi ông ta đến mức như thần thánh, như một con người tuyệt đối không bao giờ có sai lầm. Trong khi đó, cũng có những người xem ông ta là một nhân vật tiêu cực và gây ra những tàn phá ghê gớm cho đất nước.

Đạo đức, nhân cách

Trà Mi: Là một người từng sống và làm việc theo lý tưởng HCM, ông nhận xét như thế nào về tư tưởng HCM, về đạo đức, nhân cách của cụ Hồ?
Càng về sau, ông Hồ càng trở thành một nhân vật thực hiện sứ mạng do quốc tế cộng sản giao cho, tức là gây dựng và phát triển phong trào cộng sản ở Việt Nam, Đông Dương, và mở rộng chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Con đường ấy, theo tôi bây giờ, đó là con đường sai lầm, đưa đất nước vào tình hình khó khăn sau này.

Cựu đại tá Bùi Tín

Cựu đại tá Bùi Tín: Sự đánh giá của tôi về ông Hồ là cả một quá trình thay đổi khác nhau. Trước đây khi còn ở trong nước thì khác. Dần dần, qua sự so sánh và nghiền ngẫm thì cách nhìn của mình trở nên đúng mức hơn, công bằng và khoa học hơn.

Tôi coi ông ta không phải là thần thánh, chỉ là một con người bình thường như mọi người khác, tức là cũng có ưu điểm và khuyết điểm, có những đóng góp tích cực và tiêu cực. Về tư tưởng, nhiều người cho rằng ông ta không phải là một người yêu nước. Còn tôi, tôi khẳng định ông ta là một nhân vật yêu nước, nhất là thời trẻ của ông.
Theo tôi, khi ông Hồ sang Pháp năm 1911 lúc đầu không phải vì mục đích đi tìm đường cứu nước. Lúc bấy giờ ông ta gặp phải một bi kịch gia đình. Ông cụ là tri huyện Bình Khê vì đánh chết nông dân nên bị đuổi ra khỏi ngành quan lại, tha phương ở phía Nam. Mất chỗ dựa, ông Hồ quyết định ra đi tìm kế sinh nhai và giúp đỡ gia đình.

Nhưng đến khi sang Pháp, khi tiếp xúc với nhóm các ông như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, cụ Phan Chu Trinh, lúc ấy, tôi nghĩ ông ta là người yêu nước, nhất là khi ông ta đứng ra làm tờ báo Những người cùng khổ, bảo vệ những người dân thuộc địa để chống thực dân Pháp, tôi cho rằng hành động này là trên lập trường yêu nước.

Thế nhưng cho đến khi ông sang Maxcơva năm 1924, trở thành nhân vật của đệ tam quốc tế cộng sản, thì tôi nghĩ, lúc ấy ông vẫn là một người yêu nước, nhưng không phải là một người yêu nước theo chủ nghĩa quốc gia, mà theo chủ nghĩa cộng sản.
Càng về sau, ông Hồ càng trở thành một nhân vật thực hiện sứ mạng do quốc tế cộng sản giao cho, tức là gây dựng và phát triển phong trào cộng sản ở Việt Nam, Đông Dương, và mở rộng chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Con đường ấy, theo tôi bây giờ, đó là con đường sai lầm, đưa đất nước vào tình hình khó khăn sau này.

Ví dụ như cho đến nay, dân tộc Việt Nam ta còn quá lạc hậu về mọi mặt, từ mức sống, nhân quyền, dân quyền. Tôi nghĩ cái đó thuộc về trách nhiệm của ông Hồ rất lớn, vì đã nhầm lẫn đem một học thuyết từ Liên Xô cũ về áp dụng đến gần nửa thế kỷ nay. Bây giờ, học thuyết này đã đựơc chứng minh bằng thực tế rõ ràng là chủ nghĩa cộng sản, về mặt lý luận, xây dựng một xã hội tốt đẹp không có người bóc lột người chỉ là ảo tưởng thôi.

Chủ nghĩa cộng sản bây giờ, ở ngay nơi cốt lõi của nó là Liên Xô, cũng đã sụp đổ. Ở một loạt các nước Đông Âu, nó cũng hoàn toàn bị tan rã. Tại Việt Nam, theo chủ nghĩa này, một lý luận đựơc ông Hồ nói nhiều nhất là Việt Nam bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa đến tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.

Trải qua nửa thế kỷ, sau khi ông Hồ mất rồi thì đảng cộng sản mới thay đổi hẳn lại, tức là từ bỏ việc tiêu diệt tư nhân, tư hữu để quay trở lại với kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản đến mức quá đáng là những đảng viên từ chỗ theo chủ nghĩa tập thể, bây giờ trở thành những nhà tư sản, có đất, có nhà cửa, có tư hữu bằng con đường tham nhũng chẳng hạn, để cho người dân Việt Nam đến nay có độc lập nhưng vẫn chưa có đựơc tự do của người công dân, chưa có xã hội công dân, chưa có tự do báo chí, tự do bầu cử, tự do tôn giáo..v.v..Tôi nghĩ, đấy là trách nhiệm, là mặt tiêu cực của ông Hồ còn lại, mà chúng ta cần phải nhận ra.

Tuổi trẻ bây giờ quan trọng nhất là cần có tư duy độc lập. Tất cả những gì mình tiếp thu đựơc nên sàng lọc qua bộ óc, suy nghĩ của mình xem đúng hay sai. Về việc họ ca ngợi đạo đức HCM, tôi nghĩ tuổi trẻ cần phải biết rõ là ông Hồ trong hoạt động cách mạng đã có sai lầm lớn tức là giả dối nhiều lắm.

Cựu đại tá Bùi Tín

Chủ nghĩa sùng bái cá nhân

Trà Mi: Ở Việt Nam lâu nay có phong trào sùng bái cá nhân HCM đến mức gần như là huyền thoại hoá hình ảnh của vị lãnh tụ này. Tại sao lại có tệ sùng bái, mà theo nhiều người, đến mức quá đáng như vậy, thưa ông?

Cựu đại tá Bùi Tín: Đó là theo sùng bái cá nhân của học thuyết chủ nghĩa cộng sản. Trước đây, người ta sùng bái ông Mác, Lênin, Stalin, và đến ông Hồ, xem ông ta là một con người tuyệt đối thánh thiện và không có gì sai lầm cả.

Họ cốt làm việc ấy chỉ để duy trì hình ảnh hợp pháp của đảng cộng sản trong khi ở thế giới người ta đều biết rõ là chủ nghĩa cộng sản và học thuyết Mác-Lê đã tệ hại ra sao. Bây giờ, cả Châu Âu đã ra nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản hiện thực. Chủ nghĩa cộng sản bị cấm không đựơc truyền bá ở Ba Lan chẳng hạn.

Ở Mỹ không cho những người cộng sản nhập tịch vào nước Mỹ. Tháng 6 tới đây sẽ khánh thành tượng đài kỷ niệm những nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản trên khắp thế giới trong đó có hơn 30 triệu người Nga, 40 triệu người Trung Quốc, cùng các nạn nhân tại Việt Nam của các vụ án chính trị, của Cải cách ruộng đất..v..v.

Cả nhân loại văn minh, khi đã biết rõ chủ nghĩa cộng sản đã đựơc thực hiện và gây tai hoạ như thế nào, người ta còn ví von là nó còn tệ hại hơn chủ nghĩa phát xít nữa cơ mà.

Đâu là sự thật?

Trà Mi: Xung quanh hình ảnh của nhân vật Hồ Chí Minh có rất nhiều huyền thoại cũng như những lời đồn đãi khác nhau khiến cho nhiều người trẻ bối rối không biết đâu là sự thật. Theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của ông, ông có những gì muốn chia sẻ với quý thính giả, đặc biệt là thế hệ trẻ?

Cựu đại tá Bùi Tín: Tuổi trẻ bây giờ quan trọng nhất là cần có tư duy độc lập. Tất cả những gì mình tiếp thu đựơc nên sàng lọc qua bộ óc, suy nghĩ của mình xem đúng hay sai. Về việc họ ca ngợi đạo đức HCM, tôi nghĩ tuổi trẻ cần phải biết rõ là ông Hồ trong hoạt động cách mạng đã có sai lầm lớn tức là giả dối nhiều lắm.

Những tài liệu ấy Hà Nội cấm lưu hành, nhưng hiện nay trong giới nghiên cứu thì người ta biết cả rồi. Nhất là trong những tài liệu đựơc công bố ở Trung Quốc của các học giả ở Hoa Nam đã nói về mối tình và đám cưới giữa ông Hồ và bà Tăng Tuyết Minh. Bà Minh sống đến 94 tuổi.

Cựu đại tá Bùi Tín

Một ví dụ đơn giản là ông ta tự viết ra quyển sách nói về tiểu sử của mình, ký tên là Trần Dân Tiên. Trong đó viết rằng bác Hồ rất khiêm tốn, không muốn nói gì đến cá nhân của mình cho nên tác giả phải đi tìm hiểu từ những người khác xung quanh để viết về HCM. Ngoài ra, trong đó còn ghi là HCM không có vợ còn, suốt đời chỉ nghĩ đến dân tộc, thế nhưng thật ra, ông ta có nhiều vợ.

Điều này đã đựơc chứng minh đầy đủ như ông ta đã cưới bà Tăng Tuýêt Minh ở Quảng Châu, Trung Quốc, có rõ cả ngày giờ, giấy hôn thú, ảnh và thư từ cơ mà.
Rồi sau này, khi ông về Hà Nội rồi, người ta cũng biết là chính ông Trần Quốc Hoàng đã bố trí cho ông Hồ một cô tên là Nông Thị Xuân, hàng tuần lễ vào gặp ông, và ông Hồ đã có con là anh Nguyễn Tất Trung năm nay đã hơn 50 tuổi. Tất cả những chuyện đó, tôi nghĩ là chúng ta cần phải biết, tuy là chuyện riêng nhưng cũng phải biết để đánh giá.

Những tài liệu cấm lưu hành

Trà Mi: Những điều ông nói có những tài liệu nào xác thực cụ thể, và những tài liệu đó bây giờ đang ở đâu?
Cựu đại tá Bùi Tín: Những tài liệu ấy Hà Nội cấm lưu hành, nhưng hiện nay trong giới nghiên cứu thì người ta biết cả rồi. Nhất là trong những tài liệu đựơc công bố ở Trung Quốc của các học giả ở Hoa Nam đã nói về mối tình và đám cưới giữa ông Hồ và bà Tăng Tuyết Minh. Bà Minh sống đến 94 tuổi.

Trước đó mấy mươi năm, bà còn muốn tìm liên lạc để gặp lại ông Hồ, thế nhưng ông Hồ không đựơc phép và cũng không muốn. Chính ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã ngăn cản chuyện đó. Những chuyện đó, trong giới sử học và trí thức, người ta biết tất cả rồi nhưng vẫn cứ che dấu. Lúc này là lúc cần phải minh bạch rõ ràng để mọi người đựơc biết đựơc đúng sự thật như thế nào.

Trà Mi: Hồi nãy ông có nhắc tới người tác giả ký tên Trần Dân Tiên viết về cuộc đời và nhân cách đạo đức của cụ Hồ cũng chính là HCM. Ông có bằng chứng nào xác thực cho luận điểm này hay không?

Cựu đại tá Bùi Tín: Điều này tôi biết từ khi còn ở trong nước. Năm 1990 khi kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông HCM thì chính Viện sử học Việt Nam, chính trên báo Nhân dân, tờ báo của Đảng cộng sản, nói rõ là ông Hồ trong cuộc đời đã dùng đến hơn 30 bí danh khác nhau, trong đó có bí danh Trần Dân Tiên, và khẳng định rõ rằng cuốn “ Những mẫu chuyện về đời sống của chủ tịch HCM” là do chính ông Hồ viết ra.
Cái đó có phải là do ai bịa ra đâu, mà đã chính thức đựơc chế độ cộng sản ở Hà Nội công nhận cơ mà.
Do đó, tôi nghĩ là tuổi trẻ trong nước, nhất là những người nghiên cứu lịch sử, cần phải tìm hiểu cho rõ ràng sự thật, không định kiến, không chửi rủa, nhưng nhận thức cho đúng là có thật chủ nghĩa Mác-Lê là tai hoạ trong hiện thực hay không, cụ Hồ là con người yêu nước mà mang về một học thuyết sai lầm thì nguy hiểm như thế nào.
Đã đến lúc phải tỉnh ngộ mà thay đổi suy nghĩ và từ bỏ nó chứ.

Trà Mi: Xin cảm ơn thời gian ông đã dành cho cuộc phỏng vấn này.
Vừa rồi là quan điểm của cựu đại tá Bùi Tín, cựu đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, người đã trải qua phân nửa quãng đời sống và làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thế còn suy nghĩ và cảm nhận của thế hệ trẻ ngày nay về Hồ Chủ tịch ra sao? Mời quý vị đón nghe cuộc hội luận giữa các thanh niên trong và ngoài nước xung quanh đề tài này, trong chuyên mục “Diễn đàn bạn trẻ”, phát thanh vào sáng thứ tư 23/5 tới đây.

© 2007 Radio Free Asia

Monday, May 28, 2007

Tài liệu liên quan đến vụ nhượng đất nhượng biển

Tài liệu liên quan đến vụ nhượng đất nhượng biển

Hạm trưởng Vũ Hữu San

"Nước" là gốc rễ bản-địa của Dân-tộc
http://vanhoanuoc.tripod.com/, http://vuhuusan.net

Người Việt-Nam khác hẳn các dân khác, rất hãnh-diện được làm một người Việt-Nam. Chúng ta có thể hy-sinh tất cả để bảo-vệ lãnh-thổ. Sở dĩ người Việt "cuồng-tín" như vậy vì chúng ta cảm thấy bản-thân gắn liền vào đất nước Việt-Nam. Sự gắn liền đó đã khởi-sự từ lâu đời. Nó biểu-lộ tính-chất thuần-nhất và đặc-tính "bản-địa" của gốc rễ dân-tộc. Từ mười mấy ngàn năm trước liên-tục đến nay, giống Việt đã là chủ-nhân-ông đầu tiên của vùng đất cạnh Biển Đông này.Tự thâm-tâm người Việt-Nam nghĩ rằng chúng ta có gốc rễ tại chỗ. Lẽ tự-nhiên chúng ta không thích bị gọi là "con đẻ của Tàu" hay giống dân từ núi rừng cao-nguyên (như Tây-Tạng) đi xuống, cũng không ưa bị gán cho là từ hải đảo xa xôi (như Melanesia) đi vào.Vũ Hữu San

Văn Nghệ Biển Khơi là đặc san văn nghệ. của cựu Sĩ Quan Hải Quân VNCH xuất thân từ trường Hải Quân Hoa Kỳ OCS, Newport, Rhode Island, phát hành mỗi ba tháng tại trang nhà:
http://www.bienkhoi.com/
http://danchuca.org/
http://www.danchuca.org/22Kbps/HoangSa.mp3 (lo-speed)

10. Bảo Bình-Tạ Tình Em (Low-Speed) (Hi-Speed)

Về trận Hải-Chiến với Trung-Cộng ngày 19-1-1974, chúng tôi đã có nhiều buổi thảo-luận về Hải-chiến & Biển Đông trên Paltalk. Tài-liệu liên-hệ có thể tìm thấy trong các websites:
http://vuhuusan.com/ http://hoangsa74.tripod.com/, http://paracels.com/, http://vuhuusan.com/, http://www.vuhuusan.net/, http://chienluocbiendong.tripod.com/, http://paracels.com

http://luocsu.tripod.com

Chúng tôi vừa tu-chỉnh 2 bài sau đây:

- Tài-liệu Pháp-Lý Chủ-quyền Việt-Nam trên Biển Đông & Họa-đồ Hải-phận.
- Biển Đông Ô-Nhiễm, Một Mối Lo.

Cũng Xin mời Quý-Vị vào xem các bản-đồ tình-trang hải-phận VN. Một triệu Km2 vuông đó đã và đang mất dần vào tay ngoại-bang.

Chúng tôi cũng đã tái-bản sách & phát-hành"Vịnh Bắc Việt- Địa lý và Chủ Quyền Hải Phận"E-mail: mailto:vuhuusan@homepage.com
(giá sách $20.00)

Bản thảo cũ năm 2002 (http://vinhbacviet.tripod.com/), nay đã được tu-chỉnh sai sót.Vịnh Bắc-Bộ?

Khi tôi đi đánh cá, thuyền tôi có quyền hành-nghề trong vùng "một nửa đường từ bờ Việt-Nam đến bờ đảo Hải-Nam" hay không, hở mấy Ông Nhà Nước ơi ?!?!?!

In accordance with the internationally accepted 1958 Geneva Convention on the Territorial Sea and the Contiguous Zone, the principle of equidistant points or median lines was used to determine the position of the maritime boundary between the two countries.

Nguyên tắc Luật Biển LHQ (UNCLOS 1982) cũng đã ấn-định việc phân chia Hải-phận theo các Trung Điểm và TrungTuyến... Việt-Nam đi theo luật nào?Tài-liệu liên-hệ có thể tìm thấy trong sách "Vịnh Bắc-Việt, Địa-Lý & Chủ-quyền Hải-phận"
( http://vinhbacviet.tripod.com) (giá sách $20.00)

- Không quên những Anh-hùng đã hy-sinh cho lý-tưởng bảo-vệ đất nước ngoài khơi -Chúng tôi đã xuất-bản Sách "TÀI-LIỆU HẢI-CHIẾN HOÀNG-SA" (http://hoangsa74.tripod.com) vào ngày giỗ các Tử-Sĩ Hoàng-Sa (giá sách $20.00)

Tài-liệu đang nhật-tu, sẽ phát-hành vào cuốn năm nay:
Bản thảo "Lược-Sử Tổ-Chức HQVNCH": http://haisu.tripod.com/
Tìm tọa-độ chính-xác cho Biên-Giới ViệtNam-TrungHoa

Click here: Useful Books, Maps and Other Informations

Trường Sa Forum (Anh ngữ):
Thảo Luận những vấn đề liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa
http://paracels.com/ hay http://members.tripod.com/spratlys/http://members.tripod.com/spratlys/

Kính mời Quý-Vị mang họ Vũ - Võ - Ðặng Vũ vào thăm viếng:
http://vuhon.com/
http://members.tripod.com/vuhon

Hải quân : http://www.hqvnch.net/

Click here: Useful Books, Maps and Other Informations

---------------------------------------------------
Bài liên quan:
- CSVN bí mật, lén lút dâng đất và biển cho Trung quốc năm 1999-2000 !